Mỹ đàm phán về gói chi tiêu hỗ trợ nền kinh tế sau COVID-19
Ngày 30/9, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thông báo các cuộc đàm phán giữa ông và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi về gói chi tiêu bổ sung nhằm hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19 đã đạt tiến triển trong nhiều lĩnh vực. Hiện Hạ viện đã hoãn kế hoạch bỏ phiếu về gói cứu trợ được đề xuất trị giá 2.200 tỷ USD, cho thêm thời gian để đạt được một thỏa thuận lưỡng đảng.
Khi chưa đầy năm tuần nữa là đến ngày tổng tuyển cử 3/11, cả Bộ trưởng Mnuchin và Chủ tịch Hạ viện Pelosi đều nói rằng các cuộc đàm phán sẽ hướng tới việc đạt được một thỏa thuận lưỡng đảng nhằm đảm bảo tiếp tục hỗ trợ cho hàng triệu người Mỹ và các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn vì đại dịch COVID-19. Trao đổi với báo giới sau cuộc gặp kéo dài khoảng 90 phút với Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Pelosi tại Đồi Capitol, Bộ trưởng Mnuchin nêu rõ, trong những ngày qua, các cuộc đàm phán đã đạt được nhiều tiến bộ, dù vẫn chưa đạt được thỏa thuận, khi vẫn còn nhiều việc phải làm.Về phần mình, Chủ tịch Hạ viện Pelosi khẳng định bà đã có cuộc trao đổi sâu rộng với Bộ trưởng Mnuchin, xác định một số lĩnh vực cần làm rõ thêm và sẽ tiếp tục xem xét các vấn đề trong thời gian tới.
Các cuộc thảo luận chính thức giữa bà Pelosi với lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer, Bộ trưởng Tài chính Mnuchin và Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows nhằm tìm kiếm sự đồng thuận về một gói cứu trợ đã bắt đầu từ ngày 7/8 nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất đồng. Bà Pelosi cũng chịu sức ép từ các nghị sĩ Dân chủ ôn hòa, những người muốn đề xuất hỗ trợ của hai đảng được luật hóa. Ngày 28/9 vừa qua, các nghị sĩ đảng Dân chủ đã nhất trí một dự luật hỗ trợ chống dịch COVID-19 trị giá 2.200 tỷ USD, khẳng định đây là một giải pháp đồng thuận giúp giảm chi phí cho việc hỗ trợ tài chính. Văn kiện này dự kiến sẽ được được ra bỏ phiếu tại Hạ viện vào tối 30/9, nhưng sau đó bị hoãn sang ngày 1/10. Một thành viên đảng Dân chủ cho biết các nghị sĩ sẽ cho thêm một ngày nữa để có thể đạt được thỏa thuận lưỡng đảng. Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đầu tàu thế giới, khiến hàng chục triệu người lao động mất việc và GDP lao dốc trong quý II vừa qua khi một loạt doanh nghiệp phải đóng cửa để ngăn chặn dịch lây lan. Mặc dù một số lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ như doanh thu bán lẻ và nhà đất đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, song số ca mắc COVID-19 vẫn gia tăng. Hiện các điều khoản chính trong gói chi tiêu 2.200 tỷ USD theo Đạo luật Cứu trợ, Hỗ trợ và An ninh kinh tế nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh đã hết hạn và cần thêm một gói cứu trợ mới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu cải thiện đáng kể.Mặc dù nhận định nền kinh tế đang tự phục hồi mạnh mẽ và có thể không cần thêm gói kích thích mới, Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow vẫn cho rằng một gói hỗ trợ với mục tiêu hướng tới những đối tượng cụ thể sẽ thúc đẩy đáng kể tăng trưởng kinh tế./.
>>Chính phủ Mỹ lại tránh được nguy cơ đóng cửa
- Từ khóa :
- mỹ
- covid 19
- bộ tài chính mỹ
- Steven Mnuchin
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Anh nối lại xuất khẩu thịt bò sang Mỹ sau hơn 20 năm
20:12' - 30/09/2020
Lô thịt bò xuất khẩu đầu tiên của Anh sang Mỹ trong hơn 20 năm đã rời Bắc Ireland ngày 30/9, sáu tháng sau khi chính quyền Mỹ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập mặt hàng này của Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Conference Board: Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh nhất trong 17 năm
14:09' - 30/09/2020
Theo Conference Board, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 9/2020 đã tăng mạnh nhất trong 17 năm khi có sự cải thiện trong những đánh giá về thị trường lao động nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần tăng giá đầu tiên của đồng USD kể từ giữa tháng 3/2025
15:05'
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 25/4), đồng USD tăng khoảng 0,07% so với rổ tiền tệ chủ chốt, hướng tới mức tăng nhẹ trong tuần – đà tăng lần đầu tiên sau hơn một tháng đi xuống.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK có thể cắt giảm 1 điểm % lãi suất để hỗ trợ tiêu dùng nội địa
08:22'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức 1,75%, tức giảm 1 điểm phần trăm từ mức 2,75% hiện nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ
12:17' - 25/04/2025
Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Châu Á còn dư địa nới lỏng tiền tệ ứng phó thuế quan Mỹ
07:28' - 25/04/2025
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được công bố, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại, xuống còn khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4% vào năm 2026.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dấu hiệu khiến ECB có thể tiếp tục phải hạ lãi suất
22:25' - 24/04/2025
Thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), ông Olli Rehn nhận định ngân hàng có thể cần phải hạ lãi suất hơn nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Anh điều chỉnh phát hành trái phiếu để tăng vay nợ công
07:38' - 24/04/2025
Việc điều chỉnh phát hành mới nhất của DMO là để ứng phó với dữ liệu chính thức trong ngày 23/4 của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy thâm hụt của chính phủ là 151,9 tỷ bảng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chuyên gia dự báo BoJ sẽ tăng lãi suất chậm hơn dự kiến
21:05' - 23/04/2025
Một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có khả năng giữ nguyên lãi suất chủ chốt cho đến hết tháng Sáu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD sau 45 ngày
12:07' - 23/04/2025
Sự khởi sắc của bitcoin trong phiên 22/4 diễn ra khi chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm xuống 98,29 điểm vào ngày 21/4, mức thấp nhất trong ba năm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vốn nước ngoài đổ vào trái phiếu chính phủ dài hạn của Nhật Bản cao kỷ lục
08:00' - 23/04/2025
Trái phiếu chính phủ siêu dài hạn của Nhật Bản đã thu hút dòng vốn nước ngoài kỷ lục trong tháng 3 do tâm lý sợ rủi ro tăng bởi chính sách thuế quan của Mỹ khiến trái phiếu được xem là kênh trú ẩn.