Ba lý do khiến Nhật Bản đẩy nhanh đàm phán thương mại với EU
“Diễn đàn Đông Á” mới đây đăng bài viết của Giáo sư Aurelia George Mulgan thuộc Đại học New South Wales về sự kiện Nhật Bản và EU đã đạt được một thỏa thuận khung trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hamburg (Đức).
Theo Giáo sư Mulgan, tình hình chính trị nội bộ của Nhật Bản có dấu hiệu căng thẳng, nhất là Nhóm vận động hành lang nông nghiệp, do Liên minh hợp tác xã quốc gia (JA Group) và các chính trị gia thân cận của họ trong đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đứng đầu, tìm cách duy trì một số rào cản đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu để bảo vệ ngành nông nghiệp nước này.
Trước tình thế này, Chính phủ Nhật Bản quyết tâm thúc đẩy và mở rộng các mục tiêu thương mại bằng cách giảm thuế quan và các rào cản nhập khẩu khác tại các thị trường nước ngoài. Ngoài ra, Tokyo muốn nhanh chóng thúc đẩy đàm phán thương mại với EU vì một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sự thể hiện nghèo nàn của LDP trong bầu cử hội đồng thành phố Tokyo và quyền lực của Thủ tướng Abe có dấu hiệu suy yếu do các vụ bê bối gần đây đang gây sức ép lên chính quyền của ông phải kết thúc một thỏa thuận thương mại thành công với EU nhằm giúp khôi phục quyền lực.
Thứ hai, Chính phủ Nhật Bản và các văn phòng LDP cầm quyền đều nhất trí về việc cần phải nhanh chóng hoàn tất một EPA với EU để thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư của Nhật Bản vào EU trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng.
Thứ ba, việc ký EPA sẽ đem đến cho Nhật Bản cơ hội tạo ra một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) khổng lồ và ngăn chặn sự lây lan toàn cầu của chủ nghĩa bảo hộ. Sau sự sụp đổ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chính phủ Nhật Bản nhận ra rằng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là một mối đe dọa tiềm tàng đối với thương mại tự do.
Về điểm này, Nhật Bản và EU cũng đang phối hợp với nhau để tìm cách đẩy lùi chủ nghĩa bảo hộ. Một đòn đánh khác mang tính biểu tượng đối với tự do thương mại là việc Chính quyền Trump sẽ tăng thuế đối với các mặt hàng sắt và thép xuất khẩu sang Mỹ.
Nhật Bản lo ngại rằng Chính quyền Trump có thể áp đặt các hạn chế theo Điều khoản 232 trong Đạo luật thương mại nếu hai nước không có FTA song phương. Điều khoản 232 cho phép Chính quyền Mỹ điều chỉnh các mặt hàng nhập khẩu được cho là có nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ.
Cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã từ chối lựa chọn FTA song phương, bất chấp sức ép ngày càng mạnh mẽ từ phía Mỹ để giải quyết sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước. Nhật Bản đã đề nghị tổ chức “Đối thoại kinh tế Nhật-Mỹ” với mục đích thay thế “đàm phán” bằng “đối thoại” trong các lĩnh vực như chính sách kinh tế, hợp tác cơ sở hạ tầng và thúc đẩy thương mại.
Nếu xuất khẩu của Nhật Bản là mục tiêu hạn chế nhập khẩu của Mỹ, thì nó có thể báo trước sự hồi sinh của cái gọi là “Cơn ác mộng của Đạo luật thương mại” mà Nhật Bản đã nếm trải trong những năm 1980 và đầu những năm 1990 của thế kỷ trước.
Vào thời điểm đó, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản là rất lớn. Các sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản như chất bán dẫn, siêu máy tính, vệ tinh và gỗ bị đe dọa trừng phạt theo Đạo luật thương mại của Mỹ.
Đạo luật này cũng được sử dụng như một thứ vũ khí của Washington nhằm gây sức ép đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô, khi Mỹ đe dọa áp thuế 100% đối với các dòng xe cao cấp nhập khẩu.
Mới đây, việc Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tuyên bố sẽ gây sức ép buộc các quan chức Nhật Bản phải trả lời khiếu nại của Mỹ trong thâm hụt thương mại song phương là một hồi chuông báo động đối với Tokyo.
- Từ khóa :
- nhật bản
- liên minh châu âu
- eu
- hiệp định đối tác kinh tế
- epa
- fta
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đằng sau quyết định tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Nhật Bản
06:30' - 23/07/2017
Dù có một lịch sử không mấy tốt đẹp nhưng không thể phủ nhận quan hệ Trung-Nhật là mối quan hệ quan trọng bậc nhất trong khu vực châu Á.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thiếu trầm trọng lao động
16:22' - 21/07/2017
Nhật Bản hiện đối mặt với thiếu hụt lao động trầm trọng nhất trong gần 25 năm qua và đây là một trong những vấn đề phải giải quyết để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Đánh giá về quan hệ đối tác kinh tế giữa EU và Nhật Bản
06:30' - 18/07/2017
Các bên khẳng định mối quan hệ đối tác kinh tế được thành lập phù hợp với các giá trị dân chủ chung, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu, mở cửa và công bằng.
-
Kinh tế Thế giới
Canada ưu tiên thúc đẩy EPA với Nhật Bản
05:30' - 16/07/2017
Với tương lai không chắc chắn của TPP và dư luận Canada phản đối đẩy nhanh đàm phán FTA với Trung Quốc, Chính phủ Canada cần ưu tiên nối lại đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA) với Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.