Đằng sau quyết định tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Nhật Bản
Đó là nội dung bài viết trên “Diễn đàn Đông Á” khi đề cập đến việc Tokyo muốn hợp tác với Bắc Kinh trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI).
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản bị chia rẽ bởi nhiều vấn đề khác biệt như chủ nghĩa thực dân Nhật Bản, các cuộc chiến tranh Trung-Nhật, tranh chấp lãnh hải ở Biển Hoa Đông, việc Bắc Kinh không chấp nhận vai trò chiến lược “bình thường” của Tokyo hay sự lo lắng của Nhật Bản về sức mạnh tương lai của Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, thời gian gần đây quan hệ Trung-Nhật có dấu hiệu thay đổi theo hướng tích cực. Trong một bài phát biểu ở Tokyo mới đây, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố rằng “Nhật Bản sẵn sàng mở rộng hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến BRI”.
Điều này thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong chính sách của Nhật Bản.
Kể từ năm 2014, Nhật Bản cùng với Mỹ kiên quyết phản đối sáng kiến BRI hay bất kỳ tổ chức kinh tế quốc tế nào do Trung Quốc thiết lập, chẳng hạn như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB).
Nhật Bản coi những sáng kiến này như một thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Tokyo trong Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay trật tự kinh tế quốc tế do Mỹ dẫn đầu, và chỉ trích các quy trình quản lý cũng như sự thiếu minh bạch của ngân hàng AIIB.
Nhưng tháng 5 vừa qua, Chính phủ của Thủ tướng Abe đã cử ông Toshihiro Nikai, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do, tới Bắc Kinh để tham dự Diễn đàn “Vành đai và Con đường”, một quyết định được Chính phủ Trung Quốc ca ngợi.
Trong buổi làm việc với ông Nikai, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hoan nghênh Nhật Bản ủng hộ sáng kiến này, đồng thời giải thích rằng sáng kiến BRI có thể là một nền tảng mới và một “lĩnh vực thực nghiệm” đối với cả Trung Quốc và Nhật Bản nhằm đạt được sự hợp tác và phát triển cùng có lợi.
Sau đó, vào ngày 5/6, ông Abe đã có một bài phát biểu quan trọng, trong đó đề cập đến “giấc mơ tương lai” của châu Á.
Ông Abe cho rằng thế giới đang đứng ở ngã ba đường: một bên là trật tự kinh tế khép kín, bảo hộ và đang suy giảm, và một bên là “khu vực kinh tế tự do, cởi mở và công bằng” trong đó có “các quy tắc chất lượng cao” có thể liên kết Thái Bình Dương và khu vực Á-Âu.
Theo ông Abe, các công cụ như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), và Hiệp định tự do thương mại Nhật Bản-Liên minh châu Âu (EU) có thể được sử dụng để xây dựng trật tự kinh tế tự do, cởi mở, công bằng và chất lượng cao.
Tuy nhiên, ông Abe đã không dừng lại ở đó. Thay vào đó, ông đã nhận thấy tầm quan trọng của sáng kiến BRI không chỉ đối với Trung Quốc, mà còn làm tăng vai trò của châu Á như một trung tâm kinh tế toàn cầu, kết nối Đông và Tây.
Ông Abe lập luận rằng, “Năm nay đánh dấu lần đầu tiên thành phố Nghĩa Ô (Trung Quốc) và Vương quốc Anh kết nối với nhau bằng một chuyến tàu chở hàng, vượt qua eo biển Manche. Sáng kiến BRI có khả năng kết nối Đông và Tây cũng như các khu vực khác nhau nằm ở giữa chúng”.
Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng là nguyên nhân khiến Nhật Bản thay đổi chính sách. Thứ nhất, kể từ khi ông Trump được bầu làm Tổng thống, quan hệ Mỹ-Trung luôn ở trạng thái “nguy cơ rủi ro cao”, dễ đổ vỡ, bởi vì ông Trump tập trung ưu tiên một giải pháp cho vấn đề Triều Tiên thông qua Bắc Kinh.
Tất nhiên, Tokyo hiểu rằng việc quản lý lâu dài bán đảo Triều Tiên không thể được giải quyết chỉ bởi hai nước Mỹ và Trung Quốc. Thay vào đó, nó sẽ đòi hỏi một mức độ cao của sự phối hợp giữa Tokyo và Bắc Kinh, và do đó việc cải thiện quan hệ song phương Trung-Nhật là điều tất yếu.
Thứ hai và quan trọng hơn, các chính sách và hành vi của D. Trump đến nay cho thấy một tương lai bất trắc về vai trò cũng như các cam kết an ninh và kinh tế của Mỹ ở khu vực châu Á.
Do đó, Tokyo đã bắt đầu tính đến khả năng điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng “không ràng buộc” trong bối cảnh thiếu vắng sự ưu việt của Mỹ trong khu vực.
Và rõ ràng, việc Nhật Bản điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc theo hướng ổn định hơn sẽ trở nên quan trọng. Đây có thể sẽ là một sự thay đổi chiến lược quan trọng nhất trong khu vực kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Nhưng quan hệ Trung-Nhật cũng có những thách thức đang chờ đợi ở phía trước. Thứ nhất, đề nghị hợp tác BRI của ông Abe vẫn chỉ là dự kiến và chưa chính thức.
Sự tham gia của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào việc liệu cơ sở hạ tầng được tài trợ thông qua BRI có mở cho tất cả các nước sử dụng hay không, việc mua sắm có thông qua các quy trình minh bạch và công bằng hay không, các dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không.
Và quan trọng nhất có lẽ là tầm nhìn kinh tế mà Tokyo và Bắc Kinh theo đuổi có tương thích với nhau hay không.
Thứ hai, trong khi hợp tác kinh tế Trung-Nhật là một điểm khởi đầu quan trọng, thì một loạt vấn đề an ninh căng thẳng song phương và khu vực sẽ tiếp tục là trở ngại lớn cho quan hệ hai nước. Thế trận an ninh dựa vào sự ưu việt của Mỹ ở châu Á và kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Nhật Bản khiến Trung Quốc tỏ ra khó chịu.
Hai nước hiện đối mặt với những tranh chấp lãnh hải chưa thể giải quyết ở Biển Hoa Đông, và Nhật Bản vẫn hết sức lo ngại về hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, bản chất thỏa thuận Mỹ-Trung về Triều Tiên sẽ có ý nghĩa sâu sắc đối với Nhật Bản.
Nếu thất bại sẽ làm tăng khả năng xảy ra xung đột quân sự và khi đó quan hệ Trung-Nhật sẽ trở nên cực kỳ phức tạp. Còn nếu thành công thì những lo ngại của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được đẩy lùi.
Thứ ba, sự hợp tác giữa chính phủ với doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua BRI khó có khả năng xua tan những tình cảm chống Nhật và chống Trung Quốc trong xã hội của hai nước. Việc hóa giải kỳ thị này đòi hỏi “một quá trình liên kết chiến lược và thỏa hiệp lâu dài”.
Mặc dù còn có những thách thức đáng kể, nhưng việc Thủ tướng Abe quyết định mở đường can dự vào sáng kiến BRI sẽ là một bước ngoặt trong mối quan hệ Trung-Nhật. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự bất trắc về vai trò của Mỹ ở châu Á đang thúc đẩy việc xem xét lại những chiến lược trong khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại giao kinh tế của Ấn Độ liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường”
06:30' - 16/07/2017
Việc Ấn Độ tháng 5 vừa qua công khai, thẳng thừng từ chối tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” diễn ra tại Bắc Kinh tuy không bất ngờ, nhưng gây nhiều tranh cãi.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi trước sáng kiến "Vành đai và Con đường"
05:30' - 18/06/2017
Trung Quốc rót hàng tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm kết nối một mạng lưới các quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Australia miễn cưỡng tham gia Sáng kiến “Vành đai và Con đường”?
05:30' - 27/05/2017
“Diễn đàn Đông Á” số mới ra có bài viết cho rằng việc Australia miễn cưỡng tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc cũng giống như nước này chậm chạp tham gia AIIB.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước tiếp xúc song phương bên lề Diễn đàn “Vành đai và Con đường”
17:21' - 15/05/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có các cuộc tiếp xúc ngắn với nhiều lãnh đạo các nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”
16:36' - 15/05/2017
Theo Đặc phái viên TTXVN, ngày 15/5, Hội nghị bàn tròn các Nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn “Vành đai và Con đường”: Tổng thống Nga kêu gọi tăng cường quan hệ Á-Âu
18:51' - 14/05/2017
Ngày 14/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoan nghênh sáng kiến quy mô lớn "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc và kêu gọi mối quan hệ đối tác lớn hơn nữa giữa châu Á và châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump sa thải Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ
14:28' - 05/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 đã đình chỉ chức vụ của Tướng Timothy Haugh - Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) kiêm Chỉ huy Bộ Tư lệnh An ninh mạng Mỹ (USCYBERCOM).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hoa Kỳ thông báo về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm
05:24' - 05/04/2025
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.