Đánh giá về quan hệ đối tác kinh tế giữa EU và Nhật Bản
Về nguyên tắc, quyết định về thỏa thuận này đã được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công bố ngày 6/7 vừa qua tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ.
Trang mạng của Viện nghiên cứu Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế Primakov, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, có bài viết về sự kiện Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) sắp ký thỏa thuận về Quan hệ Đối tác Kinh tế Song phương (JEFTA), hay được hiểu là việc thiết lập khu vực thương mại tự do EU-Nhật Bản.
Trong tuyên bố chung về việc thành lập quan hệ đối tác chiến lược, các bên khẳng định mối quan hệ này được thành lập phù hợp với các giá trị dân chủ chung, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu, mở cửa và công bằng.
Như đã được trình bày tại
Rõ ràng, thỏa thuận này có ý nghĩa đối với từng thành viên tham gia. Đối với Nhật Bản, EU là đối tác thương mại quan trọng thứ 3, còn đối với EU, Nhật Bản xếp vị trí thứ 6 về trao đổi thương mại.
Cả hai bên đều nhấn mạnh JEFTA sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho nền kinh tế các quốc gia thành viên EU và Nhật Bản. Sau khi gỡ bỏ các rào cản thương mại, theo ước tính sơ bộ, xuất khẩu của các nước EU sang Nhật Bản sẽ tăng khoảng 33%, và ngược lại, xuất khẩu của Nhật Bản vào thị trường EU sẽ tăng 23,5%.
Người dân châu Âu sẽ nhận được những lợi ích cụ thể đối với lĩnh vực kinh doanh nông sản và các sản phẩm dinh dưỡng.
Các loại thuế nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản trong giai đoạn chuyển tiếp sẽ được gỡ bỏ khoảng 85% đối với các mặt hàng xuất khẩu nông sản truyền thống, cụ thể là rượu vang, thịt lợn đã qua chế biến, nhiều loại pho mát, và dần dần cũng sẽ giảm thuế nhập khẩu thịt bò.
Tokyo cũng chấp nhận và đảm bảo giữ nguyên thương hiệu các sản phẩm trên lãnh thổ của mình, giống như ở châu Âu, ví dụ như pho mát Roquefort, giăm bông Ardennes, rượu vodka Ba Lan và nhiều sản phẩm khác. Giai đoạn chuyển tiếp có thể kéo dài tới 15 năm, bao gồm cả việc mở thị trường cho các sản phẩm thức ăn đơn lẻ, bao gồm các mặt hàng sữa, vốn rất khó khăn ở thị trường Nhật Bản.
Để đổi lấy việc tự do hóa thị trường đối với mặt hàng thực phẩm, Nhật Bản cũng nhận lại những lợi thế đáng kể: sau giai đoạn chuyển tiếp khoảng 7 năm, Nhật Bản sẽ được tự do tiếp cận thị trường ô tô của EU.
Theo đài NHK, Hàn Quốc đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA) với EU và dỡ bỏ thuế quan, do đó JEFTA sẽ giúp Nhật Bản không còn bất lợi khi cạnh tranh với Hàn Quốc.
Thỏa thuận xem xét tự do hóa dịch vụ thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, viễn thông, giao thông vận tải, thương mại điện tử.
Các công ty châu Âu sẽ được tiếp cận thị trường để cung cấp hàng hóa cho 48 thành phố lớn nhất của Nhật Bản và tất nhiên là các công ty này sẽ được gỡ bỏ các rào cản tại thị trường Nhật Bản trong việc cung cấp sản phẩm trong lĩnh vực giao thông đường sắt, vốn sẽ đóng vai trò quan trọng trong thị trường nội địa.
JEFTA cũng xem xét đưa ra các tiêu chuẩn khá cao và hiện đại trong lĩnh vực quan hệ lao động, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và dữ liệu cá nhân. Một chương riêng biệt trong văn bản này được dành để nói về phát triển bền vững.
Tuy nhiên vẫn tồn tại một số điểm cần giải quyết trước khi JEFTA có hiệu lực. Ví dụ, về thủ tục giải quyết bất đồng liên quan đến đầu tư, Nhật Bản ủng hộ việc sử dụng cơ chế giải quyết bất đồng giữa quốc gia và nhà đầu tư (ISDS) như trong TPP. Nhưng EU muốn sử dụng hệ thống tòa án đầu tư (ICS).
Nhận xét về ý nghĩa của JEFTA, ông Sugawara Junichi, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Mizuho cho rằng việc Nhật Bản được tiếp cận nhiều hơn vào thị trường EU, với 500 triệu dân và tổng GDP toàn khối lên tới 16.000 tỷ USD, và sự liên kết kinh tế khổng lồ EU-Nhật Bản sẽ tiếp thêm động lực cho kinh tế của “xứ sở hoa anh đào”.
Bên cạnh đó, khuôn khổ hợp tác này sẽ thúc đẩy việc thiết lập quy chuẩn toàn cầu. Ví dụ như Nhật Bản và EU sẽ cùng xây dựng tiêu chuẩn cho ô tô và các sản phẩm hoá chất, hoặc đề ra quy định, luật lệ trong các lĩnh vực mới và chúng có thể được thúc đẩy ở cấp độ quốc tế.
Mặt khác, theo ông Junichi, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản đứng trước ngã ba đường trong lựa chọn chiến lược thương mại.
Do đó, việc xúc tiến JEFTA với EU là bước đi mới trong chiến lược thương mại của Nhật Bản, điều này được hi vọng sẽ giúp thúc đẩy đối thoại kinh tế Nhật - Mỹ, hoặc đóng vai trò khởi động, thúc đẩy các cuộc thảo luận giữa 11 nước thành viên còn lại sau khi Mỹ rút khỏi TPP để thỏa thuận này có thể có hiệu lực.
Qua nội dung của thỏa thuận toàn diện, có thể thấy JEFTA sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp xuống mức như trong TPP. Trong một số lĩnh vực, ví dụ như ngành pho mát, mức thuế quan đề ra trong thỏa thuận thấp hơn so với TPP.
Theo ông Junichi, kết quả đó là do hai bên cùng nhận thức về tầm quan trọng chiến lược của các thỏa thuận thương mại tự do khác trong tương lai.
Quá trình đàm phán JEFTA đã bắt đầu từ mùa Xuân 2013 và trong một thời gian khá dài không thu hút được sự chú ý bởi trên thực tế, cùng thời điểm đó cũng diễn ra quá trình đàm phán về Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa EU với Mỹ và Hiệp định Thương mại và Kinh tế Toàn diện (CETA) giữa EU với Canada.
Tuy nhiên, việc công bố đã đạt được trên nguyên tắc thỏa thuận đối tác chiến lược này diễn ra trong thời điểm cũng rất quan trọng đối với các bên - ngay trước thềm khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hamburg (Đức).
Do đó,
Bình luận việc đạt được thỏa thuận với EU một cách tương đối nhanh chóng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh Nhật Bản bắt buộc phải nỗ lực để bảo vệ thương mại tự do nhằm đáp trả lại làn sóng chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới.
Cũng cần lưu ý rằng cả EU và Nhật Bản đều đang tham gia tích cực vào các liên minh thương mại lớn nhất hiện nay.
EU trong những năm gần đây đang tích cực đàm phán với Mỹ về TTIP, tiếp tục các cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm với khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur). Nhật Bản đang tham gia TPP, cũng như Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) hứa hẹn sẽ được ký kết trong năm nay.
Các văn bản cuối cùng của JEFTA đang được chuẩn bị hoàn thiện để ký vào cuối năm 2017, sau đó bắt đầu các thủ tục phê chuẩn tài liệu. JEFTA sẽ có hiệu lực không trước năm 2019.
Việc ra đời của hiệp định đối tác kinh tế thương mại mới giữa hai người chơi chính và quan trọng trong nền kinh tế thế giới với tổng dân số 639 triệu người và chiếm khoảng 30% tổng sản lượng kinh tế thế giới sẽ có tác động tích cực tới thương mại quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada ưu tiên thúc đẩy EPA với Nhật Bản
05:30' - 16/07/2017
Với tương lai không chắc chắn của TPP và dư luận Canada phản đối đẩy nhanh đàm phán FTA với Trung Quốc, Chính phủ Canada cần ưu tiên nối lại đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA) với Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản, EU sẽ trao đổi dữ liệu cá nhân vào năm 2018
15:53' - 13/07/2017
Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đang hướng tới việc soạn thảo một thỏa thuận khung vào đầu năm 2018 nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dữ liệu cá nhân giữa các công ty của 2 bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhật Bản đánh giá cao vai trò chủ nhà Hội nghị cấp cao APEC 2017 của Việt Nam
11:32' - 13/07/2017
Ông Tsutomu Koizumi, Trưởng đoàn Nhật Bản tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần I (SOM 1)- đánh giá cao vai trò của Việt Nam khi là nước chủ nhà của Hội nghị cấp cao APEC 2017.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại tự do song phương
17:56' - 06/07/2017
Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản ngày 6/7 đã đạt được nhất trí về một hiệp định thương mại tự do giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
-
Kinh tế Thế giới
FTA giữa EU và Nhật Bản có thể hoàn tất trong tuần này
07:01' - 05/07/2017
Ngày 4/7, Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này và Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 6/7. Hai bên kỳ vọng sẽ đạt được một thỏa thuận về thương mại sau bốn năm đàm phán.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đẩy nhanh xây các nhà máy điện hạt nhân
11:10'
Tổng thống Donald Trump ngày 23/5 đã ký loạt sắc lệnh, chỉ thị hành pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả những thiết kế nhỏ và chưa được thử nghiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chính thức dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:48'
Ngày 23/5, Mỹ đã dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế toàn diện với Syria, đánh dấu một sự thay đổi chính sách mạnh mẽ sau khi chính quyền của ông Bashar al-Assad kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Malaysia tăng trưởng ấn tượng
22:57' - 23/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu từ Malaysia sang Việt Nam tăng mạnh hơn so với chiều ngược lại, đạt khoảng 160%, phản ánh nhu cầu ngày càng gia tăng của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45' - 23/05/2025
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05' - 23/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30' - 23/05/2025
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45' - 23/05/2025
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29' - 23/05/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42' - 23/05/2025
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.