Ba mục tiêu để châu Âu vượt qua thách thức trong tương lai
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo này cũng kêu gọi châu Âu cần phải “tỉnh táo” để chống lại những thách thức này.
Những lời cảnh báo trên của ông Macron được đưa ra ngay trước khi Pháp chuẩn bị tổ chức Tuần lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (từ 4-10/11 tại thủ đô Paris), với sự tham gia của khoảng 100 nguyên thủ quốc gia trên thế giới.
Theo người đứng đầu nước Pháp, châu Âu đang bị chia rẽ bởi những nỗi sợ hãi, sự trở lại của chủ nghĩa dân tộc, những hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Đây chính là những hình ảnh của châu Âu ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến cuộc khủng hoảng năm 1929. Hiện châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ “mất chủ quyền”, bị chia rẽ và bị đe dọa trước những cường quốc bên ngoài.
Giải thích về nguy cơ này, ông Macron cho rằng châu Âu đang phụ thuộc vào Mỹ về vấn đề an ninh, đồng thời phải chứng kiến một nước Trung Quốc ngày càng hiện diện sâu rộng trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu, một nước Nga đầy toan tính cũng như những lợi ích to lớn về tài chính và những thị trường đôi khi vượt xa tầm với của các quốc gia thành viên. Để đối phó với những thách thức trên, ông Macron đã chỉ ra những mục tiêu của châu Âu thời gian tới.
Thứ nhất, các nước châu Âu cần dành thời gian cho các cuộc tranh luận và tái lập lòng tin. Ngày nay, các cuộc tranh luận ở châu Âu thường được coi là quá xa vời và kỹ thuật mà không quốc gia nào có thể thực sự can thiệp. Châu Âu sẽ cần phải tổ chức các cuộc tranh luận rộng rãi về những ưu tiên của khu vực, dựa trên nội dung hành động của Liên minh.
Để chuẩn bị cho các cuộc tranh luận này, các chính phủ châu Âu cần xây dựng một lộ trình ngắn, với một số thách thức chung và các hành động cụ thể, nêu rõ các ưu tiên của Liên minh về hành động và tiến độ thực hiện trong 5 năm tới.
Thứ hai, cần phải củng cố Liên minh châu Âu (EU) về 5 khía cạnh liên quan đến vấn đề “chủ quyền”. Về vấn đề an ninh, châu Âu phải đảm bảo vấn đề biên giới của các thành viên trong khi vẫn tôn trọng các giá trị của khu vực. Châu Âu sẽ phải tăng cường lực lượng cảnh sát biên giới, với biên chế có thể lên tới 5.000 quân của Cơ quan bảo vệ bờ biển và biên giới châu Âu mới nhằm kiểm soát chặt chẽ người nhập cư trái phép và chống buôn lậu.
Bên cạnh đó, châu Âu cũng sẽ thành lập một quỹ quốc phòng châu Âu để mua sắm và nghiên cứu, phát triển các loại trang thiết bị quân sự chung; xây dựng một bộ máy thường trực chịu trách nhiệm lên các kế hoạch và kiểm soát các chiến dịch quốc phòng châu Âu với sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chỉ huy của NATO; thành lập một Hội đồng an ninh châu Âu, trong đó tập hợp các chỉ huy quân sự chủ đạo, các nhà ngoại giao và sỹ quan tình báo của các quốc gia thành viên…
Về vấn đề tăng trưởng, châu Âu cần thành lập một ngân sách khu vực Eurozone với ba chức năng là đầu tư cho tương lai, hộ trợ tài chính khẩn cấp và giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế. Để điều hành quỹ này, châu Âu sẽ phải bổ sung một vị trí Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Eurozone dưới sự giám sát của Nghị viện Eurozone.
Về vấn đề toàn cầu hóa, châu Âu sẽ xây dựng cơ chế bảo vệ cho các doanh nghiệp của mình chống lại các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của một số quốc gia như Trung Quốc hay Ấn Độ, đặc biệt sẽ áp dụng công cụ kiểm soát đầu tư nước ngoài ở châu Âu để bảo vệ cho những lợi ích và lĩnh vực chiến lược của khu vực.
Về vấn đề phát triển bền vững, châu Âu cần phải cải cách thị trường than bằng việc xác định giá sàn cho một tấn than; thực hiện tốt hơn chính sách nông nghiệp chung như xây dựng cơ chế ổn định nguồn thu phù hợp với từng ngành (trợ cấp theo chu kỳ, điều tiết sản xuất…) và khuyến khích một nền nông nghiệp tôn trọng môi trường hơn.
Về một châu Âu kỹ thuật số, châu Âu sẽ thúc đẩy thành lập Quỹ tài trợ vốn rủi ro châu Âu (khoảng 5 tỷ euro) để đồng hành cùng với sự gia tăng các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số khu vực. Châu Âu cũng sẽ phải đàm phán lại với đối tác Mỹ “Privacy Shield” khung bảo vệ dữ liệu để đảm bảo việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của tất cả công dân của mình.
Cuối cùng, cần phải tăng cường bản sắc châu Âu thông qua những thành tựu thực tế. Rõ ràng kể từ khi ra mắt chương trình Erasmus vào năm 1987 (chương trình trao đổi sinh viên của EU), EU đang bị thiếu các sáng kiến độc đáo tạo nên một bản sắc chung cho các thế hệ mới. Trong bối cảnh này, châu Âu cũng sẽ phải đẩy mạnh hoạt động trao đổi với các nước Địa Trung Hải./.
- Từ khóa :
- Tổng thống Emmanuel Macron
- pháp
- kinh tế pháp
- châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu cảnh báo đáp trả thuế nhập khẩu ôtô của Mỹ
12:08' - 15/11/2018
Quan chức châu Âu này khẳng định EU đã chuẩn bị sẵn một danh sách gồm tất cả loại mặt hàng của Mỹ sẽ bị áp thuế trả đũa, đó có thể là ôtô, nông phẩm hay sản phẩm công nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu phụ thuộc vào nguồn vũ khí từ Mỹ
10:38' - 12/11/2018
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 11/11 cho rằng châu Âu không nên tăng cường ngân sách quốc phòng để mua các loại vũ khí do Mỹ sản xuất.
-
Ngân hàng
Loạt ngân hàng châu Âu lao đao trong cuộc suy thoái giả định
13:50' - 03/11/2018
Các ngân hàng Anh và Đức chịu tổn thất tài chính tiềm tàng nghiêm trọng nhất trong một cuộc suy thoái giả định, khi các rủi ro như Brexit và nợ của Italy chi phối nền kinh tế “lục địa già”.
-
Kinh tế Thế giới
ASEM - Cầu nối giữa châu Á và châu Âu
05:30' - 27/10/2018
Các nhà lãnh đạo châu Á và châu Âu đã tận dụng Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) tại Brussels trong ngày 18-19/10 để bày tỏ ủng hộ hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên cơ sở của WTO.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu "chảy máu" 55 tỷ euro do lừa đảo thuế
18:11' - 18/10/2018
55 tỷ euro (tương ứng 63 tỷ USD) là khoản tiền thất thoát mà một loạt các nước châu Âu phải gánh chịu trong vụ lừa đảo thuế kéo dài nhiều năm qua và lần đầu tiên được phanh phui vào năm 2012.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.