Ba nỗi lo lớn của nền kinh tế thế giới
Các nước liên tục bơm tiền cứu thị trường, Mỹ sắp tung ra gói phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD trong vòng 8 năm. Trước đó, các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ euro (tương đương khoảng 885 tỷ USD). Với nguồn tài chính khổng lồ, triển vọng nền kinh tế tràn đầy hy vọng, song đằng sau đó lại là ba nỗi lo lớn.
Thứ nhất, virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 ngày càng có thêm nhiều biến chủng, bao gồm biến chủng Alpha lần đầu phát hiện ở Anh, Gamma ở Brazil, Delta ở Ấn Độ… Trong đó, biến chủng Delta làm dấy lên nhiều quan ngại.
Ngày 21/6, Giám đốc chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan cảnh báo biến chủng Delta có khả năng "gây tử vong cao hơn vì virus lây truyền nhanh hơn giữa người với người, và những người dễ bị tổn thương có nguy cơ phải nhập viện và có khả năng tử vong".
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, Delta hiện là biến chủng lây lan mạnh nhất, đã xuất hiện ở ít nhất 85 quốc gia và đang lây lan nhanh chóng trong nhóm người chưa tiêm chủng. Các nghiên cứu cho thấy biến chủng Delta có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 60% so với biến chủng Alpha.
Do đó, WHO kêu gọi những người được tiêm chủng đầy đủ tiếp tục đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và thực hành các biện pháp an toàn phòng chống COVID-19 khi biến chủng Delta dễ lây lan nhanh trên toàn cầu.
Nhiều nước ngỡ đã thoát khỏi đại dịch COVID-19 nhờ chiến lược phong tỏa và tiêm chủng diện rộng, nhưng biến chủng Delta bất ngờ làm đảo lộn tất cả. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã quyết định trì hoãn thêm 4 tuần kế hoạch gỡ bỏ biện pháp phòng dịch (dự định bắt đầu từ ngày 21/6) do sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta, hiện chiếm tới khoảng 90% số ca nhiễm mới ở Anh.
Để đối phó với đợt bùng phát mới liên quan đến biến chủng Delta, giới chức Australia ngày 26/6 thông báo áp đặt lệnh phong tỏa hai tuần nghiêm ngặt với toàn bộ Sydney và khu vực lân cận… Biến chủng Delta không chỉ cản đường thế giới thoát dịch, mà đã trở thành nỗi lo lớn đối với kinh tế thế giới, có thể khiến tiến trình phục hồi kinh tế ở nhiều nước bị chậm lại, thậm chí là đảo ngược.
Thời báo New York của Mỹ đưa tin kết quả nghiên cứu cho thấy 2 liều tiêm vaccine Pfizer có thể ngăn chặn hữu hiệu biến chủng, đạt hiệu quả tới 88%, nhưng nếu 1 liều thì hiệu quả chỉ đạt 33%.
Anh mới hoàn thành tiêm liều thứ nhất cho 65% dân số và sự xuất hiện của biến chủng Delta khiến số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày gần đây tăng mạnh, lo ngại dẫn tới làn sóng lây nhiễm thứ 3. Tình hình này dường như nghiệm chứng nhận định cho rằng “một liều vaccine không đủ để ứng phó với biến chủng COVID-19”.
Malaysia đang nghiên cứu mua thêm vaccine để triển khai tiêm liều thứ ba nhằm ngăn chặn hiệu quả biến chủng Delta. Nếu lấy hai liều vaccine làm chuẩn, Anh mới có 47% dân số hoàn thành tiêm chủng.
Tỷ lệ này ở Mỹ là 46%, Singapore là 36%, Trung Quốc là 16% và Malaysia chỉ là 6,4%. Như vậy, để đạt được miễn dịch cộng đồng, các nước còn phải đi một chặng đường tương đối dài. Biến chủng COVID-19 đang đẩy lùi tiến độ mở cửa của các nước, chắc chắn đây sẽ là hòn đá cản đường phục hồi kinh tế.
Thứ hai là lạm phát tăng lên, các nước cân nhắc tăng lãi suất. Vào trung tuần tháng 3/2021, Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,25%, lên mức 4,5%/năm. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2018, Ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất.
Cũng trong tháng 3/2021, Ngân hàng trung ương Brazil thông báo nâng lãi suất lần đầu tiên trong 6 năm và tiếp tục tăng lãi suất một lần nữa vào tháng Năm, lên 3,5% nhằm kiềm chế lạm phát. Tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ cũng được phát đi từ Anh, Mỹ.
Xem xét từ góc độ kinh tế, lãi suất là yếu tố chủ đạo chi phối xu hướng dòng tiền và các biện pháp của các ngân hàng trung ương sẽ dẫn dắt nền kinh tế. Năm 2013, Mỹ bước vào chu kỳ tăng lãi suất, dòng tiền rút khỏi các nước châu Á trở về Mỹ, khiến đồng tiền của nhiều nước châu Á bị mất giá. Tới năm 2015, đến lượt đồng NDT của Trung Quốc giảm giá mạnh, thị trường chứng khoán châu Á lao đao.
Có thể thấy, sự xuất hiện của biến thể Delta cho thấy rõ tầm quan trọng của “vũ khí vaccine”. Tuy nhiên, tiến độ tiêm chủng của các nước không giống nhau. Mỹ đang đi trước phần lớn các quốc gia trên thế giới. Cộng thêm việc Chính phủ Mỹ liên tiếp đưa ra các gói phục hồi kinh tế khổng lồ, tốc độ hồi phục của kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ vượt nhiều quốc gia khác.
Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) một lần nữa đưa chính sách trở lại chu kỳ tăng lãi suất, thị trường chứng khoán và các đồng tiền khác ngoài USD sẽ khó tránh được biến động. Quyết định tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương vì thế sẽ là một nỗi lo khác đối với kinh tế thế giới.
Thứ ba là quan hệ quốc tế căng thẳng ảnh hưởng tới kinh tế thế giới. Những năm gần đây, Mỹ và Trung Quốc không ngừng xảy ra tranh chấp, trước tiên là cuộc chiến thương mại sau đó lan rộng sang lĩnh vực khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, hai nước còn tồn tại bất đồng rất lớn trong nhiều vấn đề khác. Nói cách khác, quan hệ Mỹ-Trung có nhiều dấu hiệu tiến dần đến khả năng bùng nổ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Vấn đề ở chỗ tranh cãi không chỉ tồn tại giữa hai cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới. Nếu xem xét từ góc độ của Trung Quốc, thế giới phương Tây đang tẩy chay sự trỗi dậy của Trung Quốc, bắt tay nhau để gây áp lực đối với doanh nghiệp Trung Quốc.
Nếu xem xét từ góc độ phương Tây, Trung Quốc đang thúc đẩy chính sách ngoại giao cứng rắn từ thái độ tới hành động, cho thấy rõ tình cảm chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao ở nước này.
Nhưng dù là giữa Mỹ và Trung Quốc hay giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây, câu chuyện cạnh tranh ảnh hưởng dần có dấu hiệu của việc thúc đẩy các nước lựa chọn bên đứng. Từ cuộc đấu “1 chọi 1” giữa Trung Quốc và Mỹ, dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden, cạnh tranh Mỹ-Trung đã phát triển theo hướng xung đột đa phương.
Tất cả đều đang tìm cách chiêu mộ đồng minh để cạnh tranh trên vũ đài đa phương và chắc chắn những bước phát triển tiếp theo của quan hệ quốc tế sẽ ảnh hưởng tới hướng đi của kinh tế. Tranh chấp giữa các nước vì thế trở thành nỗi lo thứ ba của kinh tế thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ cấp "hộ chiếu vaccine" vào cuối tháng 7/2021
19:47' - 04/07/2021
Nhật Bản sẽ triển khai kế hoạch cấp chứng nhận tiêm chủng còn được gọi là "hộ chiếu vaccine" vào cuối tháng 7 này.
-
DN cần biết
Ngành vận tải biển chưa thoát khỏi thế khó vì dịch COVID-19
17:56' - 04/07/2021
Giá vận chuyển bằng container đã đạt mức cao kỷ lục của 18 tháng sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi hậu cần hàng hải và khiến nhu cầu tăng cao.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng trung ương Mỹ Latinh chịu sức ép tăng lãi suất
08:30' - 03/07/2021
Sức ép lạm phát tại Mỹ Latinh đối nghịch với các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, nơi các ngân hàng trung ương phần lớn vẫn chưa hành động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15'
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40'
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35'
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.