Ba tác động tiêu cực từ Brexit tới kinh tế Mỹ Latinh
Theo đánh giá của nhà phân tích Andrés Oppenheimer trên báo điện tử La Nacion (Chile), việc cử tri Vương quốc Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế Mỹ Latinh, nhưng ảnh hưởng chính trị tiềm tàng có thể nguy hiểm hơn nhiều.
Thứ nhất, về hậu quả kinh tế, phần lớn các chuyên gia nhất trí rằng Brexit sẽ khiến giá nguyên liệu của Mỹ Latinh giảm mạnh. Brexit làm sẽ giảm thương mại của châu Âu và tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Điều đó sẽ kéo giá nguyên liệu của Mỹ Latinh xuống thấp vì tăng trưởng kinh tế thế giới giảm đồng nghĩa với việc các nước phát triển sẽ giảm nhập khẩu các sản phẩm như dầu mỏ, khoáng sản, ngũ cốc và các mặt hàng xuất khẩu cơ bản của khu vực.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (BID), nguyên liệu chiếm 97% xuất khẩu thương mại của Bolivia, 96% của Venezuela, 94% của Ecuador, 88% của Chile, 87% của Peru, 83% của Colombia, 69% của Argentina và 67% của Brazil. Mexico và Trung Mỹ ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu nguyên liệu so với các nước Nam Mỹ. Thứ hai, Brexit ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài vào Mỹ Latinh. Brexit tạo tâm lý lo lắng cho giới đầu tư. Và tại thời điểm không chắc chắn như vậy, các nhà đầu tư sẽ đổ vốn vào những thị trường mà họ cho là an toàn như Mỹ và tránh các thị trường mới nổi. Ngoài ra, đồng USD tăng giá khiến nợ của các quốc gia Mỹ Latinh tính bằng đồng USD cũng sẽ tăng cao hơn. Nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng tâm lý căng thẳng trên các thị trường tài chính sẽ diễn ra trong nhiều tháng thậm chí hàng năm. Theo quy định của EU, nước Anh và các quốc gia thành viên sẽ có hai năm để đàm phán về việc ra khỏi khối này.Trong thời gian đó, các thành viên khác của EU như Hà Lan có thể tiếp bước Vương quốc Anh rời khỏi liên minh. Giám đốc phụ trách các thị trường mới nổi của XP Securities, Alberto Bernal nhận định đây không chỉ đơn thuần là một "cơn bão" lướt qua EU.
Quan ngại về sự sụp đổ của EU không phải là không có lý. Lịch sử gần đây đã có đầy đủ các dẫn chứng về phản ứng dây chuyền. Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989 đã kéo theo hiệu ứng domino ở Đông Âu.Trong những năm 2000, chủ nghĩa dân túy tại Venezuela đã lan rộng sang các nước Mỹ Latinh, hay những biến động chính trị - xã hội ở khu vực Bắc Phi - Trung Đông (phương Tây gọi là “Mùa xuân Arập”).
Thứ ba, Brexit sẽ làm tổn hại các cuộc đàm phán về tự do thương mại của Nam Mỹ và châu Âu. Cụ thể, Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đã nỗ lực nối lại đàm phán để đi đến một thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với EU, nhưng tại thời điểm này, thật khó có thể đạt được trong bối cảnh EU còn đang bận chiến đấu vì sự tồn tại của mình. Nguy cơ lớn nhất của Brexit đối với Mỹ Latinh trong dài hạn đó là chính trị, bởi sự kiện này có thể khuyến khích chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa. Đơn cử, kể từ khi người dân Vương quốc Anh bỏ phiếu rời khỏi EU, ứng cử viên Tổng thống thuộc đảng Cộng hòa của Mỹ Donald Trump đã cam kết mạnh về việc tái đàm phán tất cả các FTA của Mỹ với Mexico và châu Á. Toàn cầu hóa đã và đang đạt được nhiều thành công trong cuộc chiến chống đói nghèo tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia còn lại tại châu Á, cũng như tại khu vực Mỹ Latinh trong ba thập niên qua.Sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ có thể dẫn đến cuộc chiến tranh thương mại đã kích hoạt cuộc Đại suy thoái những năm 1930. Mỹ Latinh và châu Á - những khu vực phụ thuộc vào thương mại toàn cầu nhiều hơn so với Mỹ - sẽ bị thua thiệt nhiều nhất trong một cuộc suy thoái toàn cầu mới.
- Từ khóa :
- brexit
- kinh tế mỹ latinh
- eu
- anh rời eu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc IMF: Brexit không gây suy thoái toàn cầu
13:16' - 11/07/2016
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đã gây ra bất ổn đáng kể đối với kinh tế thế giới, song không chắc dẫn tới suy thoái toàn cầu.
-
Tài chính
Các nước châu Phi có thể nới lỏng chính sách tiền tệ vì Brexit
08:27' - 11/07/2016
Brexit khiến ngân hàng trung ương của các nước châu Phi phải nới lỏng chính sách tiền tệ, do lo ngại Brexit tác động bất lợi tới các hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư tại khu vực này.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit sẽ khiến giá cà phê tại Anh đắt đỏ hơn
08:07' - 11/07/2016
Không chỉ gây những tác động tiêu cực về mặt kinh tế, các chuyên gia thị trường lưu ý rằng Brexit sẽ khiến thị trường tiêu thụ cà phê của "xứ sở sương mù" thực sự cảm nhận được “vị đắng”.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ Latinh giảm mạnh nhập khẩu thép từ Trung Quốc
14:37' - 09/07/2016
Nhập khẩu thép Trung Quốc giảm do các quốc gia trong khu vực áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là Mexico, Brazil (Bra-xin), Colombia (Cô-lôm-bi-a).
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: IMF hạ dự báo tăng trưởng khu vực Eurozone
10:20' - 09/07/2016
IMF dự báo mức tăng trưởng của khu vực này trong năm 2017 chỉ còn 1,4% thay vì dự báo 1,6% được đưa ra trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.