Ba trụ cột giúp kinh tế Mỹ khắc phục điểm yếu
Hai tác giả thuộc Dự án Nghiên cứu Cạnh tranh Đặc biệt của Mỹ. Theo bài viết, sau cuộc Đại suy thoái 2008-2009, hầu như mọi người đều tin rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2030. Tuy nhiên ngày nay, Trung Quốc đang phải đối mặt với một loạt thách thức. Trong nỗ lực nhằm quay trở lại đúng hướng và củng cố vị thế chiến lược của mình, Trung Quốc gần đây đã tìm cách định vị các ngành công nghiệp tiên tiến - thay vì bất động sản - là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
Về điều này, cách Mỹ phản ứng sẽ giúp xác định kết quả của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai quốc gia và tương lai của kinh tế toàn cầu. Sự năng động của kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ với sự phục hồi nhanh chóng sau cú sốc COVID-19. Một trong nhiều yếu tố hỗ trợ động lực này là sự dẫn đầu của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), vốn đang tạo ra giá trị kinh tế trên khắp các ngành và cho thấy những dấu hiệu đầy hứa hẹn trong việc thúc đẩy năng suất.Với việc các công ty công nghệ Mỹ đầu tư mạnh vào hạ tầng đám mây, hệ sinh thái đổi mới của Mỹ sẽ được hưởng lợi. Khi năm 2030 đến gần, những phát triển này có thể thúc đẩy sự đổi mới trong các lĩnh vực "công nghệ sâu" như robot và công nghệ sinh học.Tuy nhiên, bất chấp mọi thế mạnh, kinh tế Mỹ vẫn có một điểm yếu rõ ràng, đó là sự thiếu năng lực sản xuất trong các ngành công nghiệp tiên tiến như chất bán dẫn và năng lượng sạch, vốn rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh kinh tế và an ninh quốc gia của nước này. Kể từ năm 1980, thị phần hàng hóa công nghệ cao trên thế giới được sản xuất tại Mỹ đã giảm từ hơn 40% xuống chỉ còn 18%.Trong khi Mỹ đang trải qua quá trình phi công nghiệp hóa, Trung Quốc lại nổi lên như siêu cường sản xuất của thế giới và chuyển từ vị thế thống trị trong lĩnh vực dệt may và đồ chơi sang vị thế dẫn đầu trong các công nghệ tiên tiến như linh kiện mạng, thiết bị điện và máy công cụ. Trung Quốc hiện chiếm hơn một nửa sản lượng xe điện toàn cầu và đến năm 2026, nước này được cho là sẽ sở hữu hơn 80% công suất sản xuất pin Mặt trời của thế giới.Với việc xác định các ngành sản xuất tiên tiến là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai, Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy nỗ lực thống trị chuỗi giá trị của các ngành này. Như một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi sắp xảy ra, cho vay ròng đối với lĩnh vực sản xuất Trung Quốc đã tăng vọt từ 63 tỷ USD năm 2019 lên hơn 680 tỷ USD năm 2023.Các khoản đầu tư này được thúc đẩy bởi các chính sách trọng thương. Những chính sách này được thiết kế để củng cố sự thống trị của Trung Quốc đối với các ngành công nghiệp tiên tiến, bằng cách làm tràn ngập thị trường toàn cầu với hàng xuất khẩu được trợ cấp. Nếu chiến lược này thành công, các công ty Mỹ trong các ngành công nghiệp tiên tiến sẽ bị xóa sổ, khiến Mỹ ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về các mặt hàng thiết yếu.Tuy nhiên, kết quả này khó có thể có kết luận chắc chắn. Nhờ sự hội tụ hiếm hoi của nhiều yếu tố, mục tiêu tái thiết cơ sở công nghiệp của Mỹ phù hợp với các mục tiêu chiến lược quan trọng và các ưu tiên trong nước, từ quốc phòng đến phi carbon hóa và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đồng thời, Mỹ có quyền truy cập vào các quy trình sản xuất tiên tiến mới nổi bao gồm việc ứng dụng các công nghệ như robot, AI và in 3D, qua đó có thể tăng cường đáng kể khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Để tận dụng tối đa những lợi thế này và thực hiện một phần của tầm nhìn rộng hơn về khả năng cạnh tranh, Mỹ phải triển khai chiến lược công nghệ-công nghiệp với ba trụ cột: sản xuất, thị trường và con người.
Để tăng năng lực sản xuất hàng hóa công nghệ tiên tiến ở quy mô lớn, Mỹ cần đầu tư vào các chương trình đổi mới sản xuất và thúc đẩy việc áp dụng công nghệ tiên tiến ở các nhà sản xuất vừa và nhỏ - vốn là xương sống của ngành công nghiệp Mỹ. Mỹ cũng phải tạo ra các ưu đãi để đầu tư vào các "nhà máy thông minh" trong tương lai, nhằm giúp các cơ sở tận dụng lợi thế về phần mềm của Mỹ để giảm chi phí, tăng tính linh hoạt và đẩy nhanh quá trình đổi mới. Nói rộng hơn, Mỹ phải tìm ra những cách thức mới để sử dụng các khoản rót vốn có mục tiêu của chính phủ nhằm giảm rủi ro cho đầu tư tư nhân vào lĩnh vực công nghiệp sau nhiều thập kỷ bị bỏ bê.
Về thị trường, Mỹ phải chắc chắn rằng chính sách thương mại của mình bảo đảm chuỗi cung ứng cho các đầu vào quan trọng như mô-đun Internet vạn vật và robot công nghiệp, cũng như giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về năng lực sản xuất. Vì mục đích này, Mỹ nên tiếp tục sử dụng các công cụ như thuế quan, trong khi đàm phán các thỏa thuận thương mại chiến lược với các đồng minh và đối tác quan trọng.Cuối cùng là trụ cột con người: một chiến lược công nghệ-công nghiệp toàn diện phải bao gồm các khoản đầu tư đáng kể vào nguồn nhân lực. Hiện tại, các ngành công nghiệp tiên tiến ở Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động nghiêm trọng. Một phân tích gần đây cho thấy Trung Quốc đã tăng tỷ lệ nhân tài nghiên cứu AI hàng đầu từ 11% trong năm 2019 lên 28% năm 2022, trong khi tỷ lệ nhân tài nghiên cứu AI hàng đầu làm việc tại Mỹ đã giảm từ 59% xuống 42%.Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động và cạnh tranh với Trung Quốc về nhân tài kỹ thuật hiện tại và trong tương lai, Mỹ phải đảm bảo rằng tất cả các lớp học đều được trang bị AI vào năm 2030. Rào cản nhập cư đối với những người lao động có trình độ cao cần được giảm bớt. Mỹ cũng cần xây dựng một cách tiếp cận thống nhất của liên bang đối với lực lượng lao động trong ngành công nghiệp tiên tiến.Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chuyển đổi mô hình kinh tế sang các ngành công nghiệp tiên tiến có thể không chỉ giúp nước này vượt qua Mỹ về mặt kinh tế, mà còn giành được lợi thế chiến lược mạnh mẽ.Điều đó có nghĩa là Mỹ cần có phản ứng mạnh mẽ tương đương. Bằng cách thúc đẩy đầu tư vào sản xuất tiên tiến, theo đuổi chính sách thương mại chiến lược và tăng cường lực lượng lao động, Mỹ có thể tận dụng các lợi thế hiện có để củng cố vị thế dẫn đầu của mình trong các ngành công nghiệp trong tương lai.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý II/2024
21:47' - 25/07/2024
Nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động tốt hơn các nền kinh tế toàn cầu khác bất chấp việc Fed tăng lãi suất mạnh trong các năm 2022 và 2023.
-
Giá vàng
Chờ đợi số liệu từ kinh tế Mỹ, giá vàng thế giới đi lên
07:12' - 25/07/2024
Phiên 24/7, giá vàng thế giới đi lên, khi đồng USD xuống giá và các nhà đầu tư hướng sự chú ý vào số liệu mới từ kinh tế Mỹ để có thêm thông tin về thời điểm Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm số liệu củng cố cho “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ
12:44' - 17/07/2024
Doanh số bán lẻ của Mỹ không thay đổi trong tháng Sáu, khi doanh thu tại các đại lý ô tô giảm được bù đắp bằng sức mua ở những lĩnh vực khác.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đứng trước thay đổi mang tính bước ngoặt
15:04' - 14/07/2024
Những người Mỹ chờ đợi việc nới lỏng lãi suất cho vay có thể không phải đợi lâu nữa khi giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng Sáu đã giảm lần đầu tiên kể từ những tháng đầu của đại dịch.
-
Ý kiến và Bình luận
Goldman Sachs: Kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc
09:28' - 10/07/2024
Các nhà lãnh đạo của Goldman Sachs Asset Management (GSAM) dự đoán kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc và tăng trưởng khoảng 2% trong nửa cuối năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.