Bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam
Hội nghị được tổ chức tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang. Theo báo cáo của Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng khoảng 36,6 km qua thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau trước ngày 15/3/2022.
Trong đó, đoạn qua thành phố Cần Thơ, bàn giao 2,4 km; đoạn qua tỉnh Hậu Giang, bàn giao 16,5 km; đoạn qua tỉnh Bạc Liêu, bàn giao 6,3 km; đoạn qua tỉnh Kiên Giang, bàn giao 5,4 km; đoạn qua tỉnh Cà Mau bàn giao 6 km.
Thời gian tới, để đảm bảo đủ điều kiện phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục bàn giao cọc giải phóng mặt bằng đợt 2 ngày 30/4/2022, dự kiến khoảng 42 km và đợt 3 ngày 30/6/2022 khoảng 30,8 km các đoạn còn lại; lập hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước hai vụ; khảo sát, lập báo cáo ĐTM (tác động môi trường); lập khung chính sách giải phóng mặt bằng cho 2 dự án (Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau) liên quan đến thành phố Cần Thơ và 4 tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau; điều tra các mỏ vật liệu xây dựng tập trung và bãi đổ chất thải rắn xây dựng.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, với yêu cầu về tiến độ, khối lượng công việc lớn của dự án, việc phối hợp thực hiện giữa các địa phương với nhau, giữa các địa phương với Bộ Giao thông Vận tải, ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn là rất quan trọng. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đánh giá, việc thực hiện dự án có điều kiện thuận lợi là địa hình bằng phẳng, hướng tuyến chủ yếu tránh các khu đô thị, khu dân cư. Tuy nhiên, vấn đề xử lý nền đất yếu mất rất nhiều thời gian, nhu cầu vật liệu cho dự án rất cao. Do đó, đề nghị lãnh đạo các địa phương, sở, ngành phối hợp trong quá trình giải quyết các hồ sơ liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án thành phần. Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021 – 2030 và cập nhật dự án cao tốc đi qua Hậu Giang vào Quy hoạch.Thành lập Ban Chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban; giao Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê, cung cấp số liệu thống kê diện tích chuyển đổi đất trồng lúa nước 2 vụ trở lên và đã gửi về Ban quản lý dự án Mỹ Thuận; giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh làm chủ đầu tư thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án.
Đồng thời, tỉnh đã giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện có dự án đi qua phối hợp, hỗ trợ tối đa để thực hiện hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, quản lý chặt chẽ xây dựng có tuyền đường đi qua; đề nghị các đơn vị ảnh hưởng hạ tầng kỹ thuật khẩn trương xây dựng phương án di dời các hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng thi công. Về kế hoạch giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch giải phóng mặt bằng để làm cơ sở cho các đơn vị triển khai thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, giao mặt bằng đến đâu tỉnh sẽ tiếp nhận, thực hiện giải phóng mặt bằng đến đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang thông tin. Tại hội nghị, đại diện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đại diện Liên danh Tư vấn gồm Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDIS) - Công ty cổ phần tư vấn Trường Sơn và đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau đã ký biên bản bàn giao Hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (đợt 1). Dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang, Hậu Giang – Cà Mau thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 với tổng chiều dài 109 km, sơ bộ tổng mức đầu tư 27,25 nghìn tỷ đồng là các dự án quan trọng quốc gia, đi qua nhiều địa phương, có quy mô lớn, hiện đại.Việc sớm hoàn thành các dự án sẽ góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung, tạo điều kiện kết nối thông suốt, thuận lợi với Tp. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao năng lực vận tải, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Không để sai phạm trong công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông
07:33' - 15/03/2022
Văn phòng Chính phủ có Thông báo truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Ba dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông chậm tiến độ
14:47' - 07/03/2022
Đối với 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đang thi công, lũy kế khối lượng xây lắp hoàn thành đến nay đạt khoảng 29,7% giá trị các hợp đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm xây dựng phương án thu hồi vốn tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam
18:40' - 17/02/2022
Bộ Giao thông Vận tải thống nhất đề xuất thực hiện thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước các đoạn đường bộ sử dụng toàn bộ vốn đầu tư công trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo cơ chế giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Bộ tứ trụ cột” phải được thể chế hóa toàn diện
15:58'
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2025, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết. Theo đó, “Bộ tứ trụ cột”- 4 nghị quyết quan trọng của Đảng đã bao trùm tất cả các vấn đề kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Nam Định
15:45'
Tỉnh Nam Định đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, phấn đấu sớm hoàn thành các thủ tục giao đất cho đơn vị thi công để thực hiện dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới thấp?
15:40'
Những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025-2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại – công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên cho hàng nông sản thông quan qua cửa khẩu Lào Cai
15:11'
Những ngày qua lưu lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam xuất khẩu dồn về khu vực cửa khẩu Kim Thành tỉnh Lào Cai đã gia tăng đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát
14:27'
Ngày 23/5, tại Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND tỉnh Bình Định đã thống nhất quyết nghị bố trí 1.746 tỷ đồng để nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chuyển đổi trạng thái và cắt giảm tối đa thủ tục hành chính
13:47'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về phát triển kinh tế- xã hội, một số dự án luật, nghị quyết đang được cho ý kiến.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Cải cách thể chế mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
13:45'
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 4 tháng đầu năm, tình hình thế giới khó khăn, một số nền kinh tế lớn sức mua, sức bán sụt giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai các dự án thành phần Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
12:36'
Tỉnh Ninh Thuận đang dồn lực triển khai các dự án thành phần nhằm đảm bảo tiến độ cho hai dự án nhà máy điện hạt nhân, đặc biệt tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 9.500 tỷ đồng làm tuyến đường ven biển thành phố Phan Thiết
11:06'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường ven biển qua trung tâm thành phố Phan Thiết.