Băn khoăn lắp đặt điện mặt trời mái nhà
Cứ bước vào cao điểm nắng nóng, áp lực về thiếu điện, chi phí hóa đơn tăng vọt lại xảy ra tại mỗi hộ gia đình, doanh nghiệp.
Điện mặt trời mái nhà đang là một giải pháp được nhiều hộ dân và doanh nghiệp lựa chọn do thời gian lắp đặt nhanh và có thể bán điện lên lưới cho ngành điện để giảm chi phí.
Tuy nhiên, để lắp đặt mô hình này vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.
Cân nhắc hiệu quả
Mới đây, Chính phủ đã có Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; mức giá mua bán điện 8,38 Uscent/kWh (tương đương 1.943 đồng/kWh) được kỳ vọng sẽ tạo đà cho điện mặt trời mái nhà phát triển.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ đầu năm đến nay, trên toàn quốc đã lắp đặt 9.193 dự án điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 273,76 MWp.
Lũy kế đến nay, đã có 31.570 dự án điện mặt trời mái nhà đăng ký bán điện cho EVN với tổng công suất 657,88 MWp và sản lượng điện phát lên lưới là 311,8 triệu kWh.
Gia đình ông Nguyễn Phi Hùng (Bạch Mai – Hà Nội) kinh doanh nhà hàng, mỗi tháng chi phí tiền điện dao động từ 10-12 triệu đồng. Gia đình ông rất muốn lắp đặt điện mặt trời áp mái.
Qua tìm hiểu, với diện tích diện tích 50m2 mặt sàn, ông có thể lắp thiết bị điện áp mái đạt khoảng 6-8 kWp với chi phí khoảng 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, ông Hùng còn một số băn khoăn về công nghệ thiết bị, tính ổn định, hiệu quả đầu tư, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị như thế nào...
Nhất là tại miền Bắc, lượng nắng thấp hơn trong Nam, nhưng độ ẩm lại cao hơn có ảnh hưởng tới các tấm pin không?
Đối với doanh nghiệp, ông Đào Văn Phương, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định cho biết, doanh nghiệp đang tiêu thụ bình quân từ 1,5-2 tỷ đồng/tháng tiền điện và có diện tích mặt bằng mái tại các nhà xưởng lớn, đủ để lắp đặt điện mặt trời có quy mô.
“Chúng tôi đang có chủ trương lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại các nhà xưởng để vừa giảm nóng, vừa giảm bớt tiền điện trong sản xuất. Doanh nghiệp đang phối hợp với đơn vị điện lực để khảo sát, nghiên cứu, có thể mỗi năm xây dựng 1 - 2 modul điện mặt trời, mỗi modul khoảng 100 kWp với chi phí hơn 1 tỷ đồng/năm”, ông Phương nói.
Hiện doanh nghiệp này đang đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế, phối hợp với đơn vị tư vấn của Điện lực Nam Định và các nhà thầu để lựa chọn nhà thầu và công nghệ.
“Chúng tôi sử dụng vốn của doanh nghiệp để xây dựng và làm từng bước, từng giai đoạn, có đánh giá lại hiệu quả tiết kiệm điện, thời gian thu hồi vốn sau bao lâu, từ đó mới có thể tiến hành đầu tư...”.
Cùng chung băn khoăn với ông Phương, ông Lê Văn Luận, Giám đốc Xí nghiệp 380, thành viên của Công ty cổ phần Phú Tài, tỉnh Bình Định, đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh đá granite xuất khẩu cho biết, mỗi tháng, xí nghiệp tiêu tốn khoảng 11 tỷ đồng tiền điện, chiếm tỷ lệ lớn chi phí trong sản xuất đá granite xuất khẩu.
Do vậy, bên cạnh các giải pháp tiết kiệm điện như nâng cấp công nghệ sản xuất, hợp lý hóa quy trình hoạt động, giải pháp lắp đặt điện mặt trời mái nhà được doanh nghiệp tính đến.
Song ông Luận cũng đặt câu hỏi, liệu việc lắp đặt các tấm pin lên mái có ảnh hưởng đến kết cấu nhà xưởng, có chịu được những lực tác động lớn bởi hệ thống máy, ròng rọc công nghiệp chạy bên dưới...
Ngoài ra, về hiệu quả đầu tư, vốn vay ưu đãi cho lĩnh vực này thế nào..., doanh nghiệp cũng cần phải có nghiên cứu và tìm hiểu thêm mới có thể tính tới chuyện đầu tư.
Theo EVN, hiện nay, có những dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà xưởng, nhà kho của khách hàng trong khu công nghiệp, vừa mua điện từ lưới điện của EVN để sử dụng và vừa bán điện mặt trời lên lưới điện của EVN qua máy biến áp 110kV.
Nhưng theo quy định tại khoản 5 và khoản 6, Điều 3 của Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, các dự án trên được gọi là điện mặt trời nối lưới.
Cũng theo Điều 5 của quyết định này, chỉ các dự án nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 hoặc đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ 01/7/2019 đến hết 31/12/2020 mới được áp dụng giá điện mặt trời nối lưới theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg.
Các dự án điện mặt trời nối lưới còn lại, giá mua điện được xác định thông qua cơ chế cạnh tranh. Do vậy, các dự án điện mặt trời áp mái nêu trên chưa xác định được giá điện.
EVN kiến nghị Bộ Công Thương xem xét các dự án điện mặt trời công suất dưới 1 MW trong trường hợp nêu trên là điện mặt trời mái nhà để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển điện mặt trời.
Tạo điều kiện tối đa
Theo ông Trần Viết Nguyên, Phó trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hiện nay, các thông tin về lắp đặt điện mặt trời áp mái đã không còn mới với các hộ gia đình, doanh nghiệp.
Hộ gia đình vừa sử dụng ngay lượng điện tạo ra từ hệ thống điện mặt trời mái nhà, vừa bán được lượng điện dư cho EVN nếu không dùng hết.
“Hộ gia đình đầu tư, lắp đặt và đấu nối vào lưới điện EVN không gặp khó khăn gì, chúng tôi cũng đang nỗ lực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng lắp đặt công tơ, nối lưới hệ thống điện mặt trời mái nhà, ký hợp đồng mua bán điện và thanh toán tiền điện cho khách hàng”.
Ông Nguyên cũng cho biết thêm, đầu tư điện áp mái, người dân sẽ được hỗ trợ từ các đơn vị lắp đặt, ngân hàng về vay vốn ưu đãi, giảm chi phí đầu tư ban đầu, giảm chi phí mua thiết bị, bảo hiểm hiệu suất tấm pin, miễn phí bảo trì, bảo dưỡng 5-10 năm...
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Trần Đình Nhân cũng nhấn mạnh, quan điểm của EVN là tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
EVN sẽ tạo điều kiện để nguồn điện mặt trời mái nhà phát triển phù hợp, mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư, phù hợp với khả năng hấp thụ, giải tỏa của lưới điện. Đồng thời, việc phát triển điện mặt trời mái nhà sẽ góp phần tạo nguồn cung điện tại chỗ, góp phần đảm bảo cung ứng điện khi hệ thống điện Việt Nam không còn nguồn dự phòng.
Song ông Nhân cũng chỉ đạo các đơn vị trong ngành cần đẩy nhanh nghiên cứu công bố thông tin, đưa ra hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn để hỗ trợ nhà đầu tư, người dân lựa chọn công nghệ phù hợp.
Để đẩy mạnh phát triển điện mặt trời mái nhà, hiện EVN đang phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) nghiên cứu thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cho điện mặt trời áp mái và trình Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt ban hành.
Đây là vấn đề cần được quan tâm bởi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành hệ thống điện trung, hạ áp trong thời gian sắp tới, khi lượng điện mặt trời đưa lên lưới ngày càng lớn./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Sharp sắp đưa nhà máy điện Mặt Trời ở Việt Nam vào hoạt động
18:09' - 30/06/2020
Ngày 30/6, Sharp Corp. cho biết tập đoàn này dự kiến sẽ đưa một nhà máy điện Mặt Trời tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, vào hoạt động vào đầu tháng 7/2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh
14:23' - 22/06/2020
Sáng 22/6, tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Tập đoàn T&T (T&T Group) phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức khánh thành Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh công suất 45MW.
-
DN cần biết
Xử lý phản ánh về lắp đặt hệ thống điện mặt trời có cần "giấy phép con"
19:02' - 18/06/2020
Ngày 2/6/2020, trên phương tiện thông tin đại chúng có các bài viết về việc lắp đặt điện mặt trời có cần "giấy phép con".
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Mitsubishi dừng dự án phát triển máy bay SpaceJet
22:04' - 07/02/2023
Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) ngày 7/2 thông báo quyết định dừng dự án chế tạo máy bay chở khách cỡ nhỏ đầu tiên được phát triển trong nước của Nhật Bản.
-
Doanh nghiệp
FAA đề xuất phạt United Airlines hơn 1 triệu USD
21:47' - 07/02/2023
United Airlines- có trụ sở tại Chicago - đã thực hiện hơn 102.000 chuyến bay bằng máy bay Boeing 777 của họ từ tháng 6/2018 đến tháng 4/2021 mà không đáp ứng các yêu cầu đủ điều kiện bay của Mỹ.
-
Doanh nghiệp
EVNNPT đặt mục tiêu khởi công 35 dự án trong năm 2023
21:15' - 07/02/2023
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết, trong năm 2023, tổng giá trị đầu tư xây dựng của tổng công ty khoảng 19.238 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Trang trại bò sữa “thân thiện với bò” ở Nhật Bản
17:39' - 07/02/2023
Nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, Miyazaki là một trong những tỉnh đứng đầu “đất nước Mặt trời mọc” về số lượng bò sữa.
-
Doanh nghiệp
Các hãng hàng không điều chỉnh lịch bay do thời tiết xấu tại Thanh Hóa
17:12' - 07/02/2023
Do ảnh hưởng của thời tiết xấu tại khu vực sân bay Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Vietjet thông báo điều chỉnh lịch khai thác các chuyến bay đến và đi bị ảnh hưởng ngày 7/2/2023.
-
Doanh nghiệp
Thay đổi cách thức vận hành lưới điện truyền tải
16:34' - 07/02/2023
Qua quá trình triển khai, việc ứng dụng UAV tại Công ty Truyền tải Điện 3 đã mang lại những hiệu quả tích cực trong quản lý vận hành.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines sắp khôi phục hoàn toàn mạng bay tới Trung Quốc
15:16' - 07/02/2023
Vietnam Airlines sẽ nối lại 5 đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc từ tháng 3 - 4 năm nay và qua đó khôi phục tổng cộng 9 trên 10 đường bay tới Trung Quốc so với giai đoạn trước dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines điều chỉnh lịch bay đến, đi từ Thanh Hóa do thời tiết xấu
12:31' - 07/02/2023
Do ảnh hưởng của thời tiết xấu, Vietnam Airlines điều chỉnh lịch bay các chuyến bay đến, đi từ Thanh Hóa nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn khai thác.
-
Doanh nghiệp
Các công ty Mỹ tỏ ra thận trọng ngay cả khi doanh thu vượt ước tính
09:09' - 07/02/2023
Các công ty sản xuất hàng hóa đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế tiêu dùng Mỹ - xe thể thao đa dụng, máy giặt, thiết bị hạng nặng và bánh hamburger - tiếp tục tăng trưởng vào cuối năm 2022.