Băn khoăn về cơ chế bảo đảm của Chính phủ đối với các dự án PPP quan trọng
Tại phiên làm việc chiều 16/9, trong khuôn khổ phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một trong những vấn đề gây nhiều băn khoăn trong Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư đó là quy định về cơ chế bảo đảm của Chính phủ đối với các dự án PPP quan trọng và cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu.
*336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại Việt Nam, mô hình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) bắt đầu được thực hiện từ năm 1997, khi Chính phủ ban hành Nghị định 77-CP về quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) áp dụng cho đầu tư trong nước.Theo số liệu báo cáo của Chính phủ, tính đến đầu năm 2019, có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng, trong đó 140 dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, 188 dự án áp dụng loại hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) và 8 dự án áp dụng các loại hợp đồng khác. Thông qua đó, huy động được hơn 1,6 triệu tỷ đồng vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia.
Các công trình, dịch vụ có được từ các dự án PPP đã góp phần tích cực hoàn thiện số lượng, chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị, xử lý nước thải, rác thải..., kịp thời giải quyết các nhu cầu bức xúc về dịch vụ công của người dân và nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu đối với sản xuất trong nước.Bên cạnh các kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy, hầu hết các dự án được thực hiện kiểm toán thì đều áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư, như vậy là tiềm ẩn rủi ro lãng phí, thất thoát và chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực thực hiện dự án. Công tác giám sát trong quá trình thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo. Đã xảy ra bất cập về mức phí, vị trí đặt trạm thu phí, thời gian thu phí. Cơ chế giám sát, đặc biệt là các cơ chế giám sát doanh thu của nhà đầu tư, chế tài xử lý vi phạm đối với nhà đầu tư cũng như đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn thiếu, chưa chặt chẽ...
*Tránh việc bảo đảm của Chính phủ một cách tràn lan Tán thành với sự cần thiết phải ban hành dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, song, nhiều ý kiến trong Thường vụ Quốc hội băn khoăn với quy định về cơ chế bảo đảm của Chính phủ đối với các dự án PPP quan trọng và cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu.Theo quan điểm của Ủy ban Kinh tế, việc xây dựng cơ chế bảo đảm của Chính phủ đối với các dự án PPP quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ trong dự án Luật này là cần thiết, đáp ứng được sự mong đợi của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung ngay tại dự thảo Luật một số quy định mang tính nguyên tắc như quy định cụ thể về điều kiện, phạm vi, trường hợp áp dụng các cơ chế bảo đảm (bảo đảm cân đối ngoại tệ, bảo đảm cam kết thực hiện nghĩa vụ, bảo đảm nghĩa vụ cung cấp nguyên liệu…), đồng thời xây dựng cơ chế đánh giá, theo dõi và quản lý các nghĩa vụ nợ dự phòng, rủi ro tài khóa tiềm ẩn từ các dự án PPP trong bối cảnh số lượng dự án PPP và tích lũy vốn PPP sẽ tăng lên đáng kể ở cả cấp Trung ương và địa phương, tránh việc bảo đảm của Chính phủ một cách tràn lan, nhằm kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, phần lớn các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, đều mong muốn có cơ chế bảo lãnh về doanh thu của Chính phủ trong quá trình triển khai thực hiện các dự án PPP.
Tuy nhiên, việc cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với các dự án này sẽ không phù hợp với quy định tại Luật Quản lý nợ công và có thể tạo tâm lý trông chờ từ phía các nhà đầu tư.
Do đó, cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa hai bên (công và tư) trong thực hiện dự án PPP là giải pháp có thể xem xét áp dụng nhằm hài hòa lợi ích của các bên, cũng như nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong thực hiện dự án PPP với vai trò là các đối tác trong hợp đồng PPP.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng cần làm rõ cơ chế bảo đảm của Chính phủ đối với các dự án PPP quan trọng.“Bảo đảm của Nhà nước thế nào, không cẩn thận đưa vào luật bảo đảm búa xua là khó khăn. Tất nhiên, nhà đầu tư nào cũng muốn có sự chia sẻ rủi ro trong đầu tư, mà chính Nhà nước chia sẻ rủi ro đó thì quý quá, không bao giờ bị “xù” cả, nhưng Nhà nước có chịu được tất cả câu chuyện bảo đảm không. Đây là vấn đề phải tính kỹ, nếu không cẩn thận sẽ trở thành gánh nợ tích lũy lại, phải trả nợ rất dài, khi mà những dự án đối tác công tư này phần lớn là dự án vắt qua vài chục năm, nhiều giai đoạn với sự thăng trầm của nền kinh tế”, ông Phùng Quốc Hiển nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đặt ra hàng loạt câu hỏi với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư về những hạn chế lớn nhất thời gian qua của các hình thức đầu tư này, tương ứng với từng hạn chế thì điểm nào trong luật khắc phục được.
“Ví dụ như BOT, ngay trong Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cũng đưa định hướng là tập trung vào BOT để kiểm tra công khai, minh bạch có tham nhũng không? Bây giờ khắc phục bằng quy định nào? Khi có BOT thì tại sao phần nhiều thu hút là các dự án giao thông mà không thu hút được có loại đầu tư khác? Cần trả lời tại sao cũng cơ chế đó nhưng chỉ thu hút dự án BOT giao thông”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đặt vấn đề.
Bà Lê Thị Nga nêu lên thực tế là liên quan đến các dự án BOT giao thông, cả ba bên là nhà đầu tư, người dân, Nhà nước đều có vướng mắc. Nhà đầu tư thì chủ yếu kêu lỗ, người dân thì không đồng tình với việc BOT đặt ở đường độc đạo, buộc người dân phải đi. Trong khi đó, có chuyên gia tính toán là không thể lỗ được nhưng nhà đầu tư vẫn kêu lỗ. Từ đó, bà đề nghị Chính phủ trả lời quốc tế làm BOT có rơi vào tình trạng này không. Băn khoăn về việc áp dụng hình thức đầu tư BT như Chính phủ đã đề cập là nóng vội, tràn lan, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đặt câu hỏi về việc “tại sao thế giới không áp dụng hình thức này nữa mà chúng ta vẫn tiếp tục?”. Bà cũng băn khoăn đối với cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu của các dự án BOT, khi mà việc đặt trạm không hợp lý, Nhà nước yêu cầu thay đổi trạm thì Nhà nước lại phải chia sẻ đối với rủi ro về doanh thu này. Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, nếu làm tốt PPP sẽ mở ra cánh cửa huy động vốn xã hội và vốn quốc tế rất tốt, tuy nhiên, nhìn lại thời gian qua, bên cạnh những kết quả đạt được thì hình thức đầu tư này đi theo hai khuynh hướng là sai phạm và bất lợi về phía Việt Nam. Ông đặt vấn đề, nước ta là một nước nông nghiệp, việc bảo lãnh, chia sẻ rủi ro đối với nông dân còn chưa tốt, mà nay lại đặt vấn đề chia sẻ rủi ro với các dự án PPP. “Quyền lợi của đất nước khi chúng ta triển khai PPP là gì, kẹt ở đâu, những gì bất lợi đặt ra và Luật này giải quyết sự bất lợi ở đâu. Sự khác biệt của PPP và xã hội hóa”, hàng loạt câu hỏi được Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đặt ra. Đánh giá của ông Phan Thanh Bình cho thấy, sau một thời gian kinh doanh, phần vốn của Nhà nước trong không ít dự án PPP bị thấp xuống và mất đi quyền chi phối trong vấn đề hợp tác công tư. Thậm chí, phần đất là tài sản do Nhà nước đưa vào ban đầu cũng phải nhượng cho nhà đầu tư để bù lại lỗ của doanh nghiệp. “Họ lấy luôn đất của chúng ta và họ kinh doanh trên đất của chúng ta”, ông nói và đề nghị dự án Luật cần nêu rõ nguyên tắc của dự án PPP là đấu thầu cạnh tranh, đảm bảo minh bạch, không bị bất lợi về phía Nhà nước và phải đảm bảo được phần vốn của Nhà nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu đối với các dự án PPP
15:48' - 29/08/2019
Sáng 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều kiến nghị áp dụng PPP đối với dự án nhóm B trở lên
12:01' - 24/06/2019
Theo cơ quan soạn thảo dự thảo, một trong những vấn đề quan trọng được đề cập trong dự thảo luật là quy mô dự án áp dụng PPP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được
21:20' - 20/02/2025
HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 nhất trí bầu đồng chí Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy giữ chức Chủ tịch UBND Tp Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
20:22' - 20/02/2025
Thủ tướng Chính phủ có Công điện 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững...
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ hai dự án cải thiện hệ thống thoát nước hợp tác với ADB
19:17' - 20/02/2025
UBND Tp. Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Đoàn công tác Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về tiến độ các dự án ADB đang đầu tư tại Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Thành lập 7 cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh
19:17' - 20/02/2025
Chiều 20/2, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bạc Liêu đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án BOT
18:53' - 20/02/2025
HĐND Tp. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua việc phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án hạ tầng kết nối giao thông trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng tăng tốc triển khai dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14B
18:22' - 20/02/2025
Trong những ngày đầu Xuân, hai bên đường Quốc lộ 14B qua địa phận huyện Hòa Vang rầm rộ hoạt động giải phóng mặt bằng, triển khai thi công dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Được giữ chức Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh
18:15' - 20/02/2025
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X nhất trí bầu đồng chí Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy giữ chức Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long chấp thuận chủ trương đầu tư dự án truyền tải hơn 430 tỷ đồng
17:09' - 20/02/2025
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định 247/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Vĩnh Long 3 và đường dây 220kV Vĩnh Long 3 – rẽ Vĩnh Long 2 – Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác và đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn
17:08' - 20/02/2025
Việt Nam đã chủ động xây dựng hệ sinh thái bán dẫn trong nước và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để chào đón các doanh nghiệp toàn cầu hợp tác trong ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.