Bảo hiểm nông nghiệp: Chủ động phòng tránh rủi ro trong sản xuất
Theo ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), chính sách về bảo hiểm nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất.
Ông Nguyễn Quang Huyền cho biết, những quy định về bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp sẽ được Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan liên quan quán triệt đầy đủ đến người dân và doanh nghiệp bảo hiểm để hướng đến mục tiêu chung thực hiện thống nhất và có hiệu quả các quy định của Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp và Quyết định 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Theo đó, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp, được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và phạm vi địa bàn.
Cùng với đó, chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, thông qua việc hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho một số tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, đối tượng, rủi ro được bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn nhất định nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của Chính phủ.
Nghị định số 58/2018/NĐ-CP cũng quy định khung tiêu chí về đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ, mức hỗ trợ, rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ, địa bàn được hỗ trợ.
Căn cứ vào các tiêu chí này và khả năng cân đối ngân sách, Thủ tướng Chính phủ ban hành ban hành Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg).
Theo đó, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ đối với cây trồng là cây lúa; vật nuôi là trâu, bò; nuôi trồng thủy sản là tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Mức hỗ trợ đối với cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo là 90% phí bảo hiểm nông nghiệp; cá nhân sản xuất nông nghiệp khác là 20% phí bảo hiểm nông nghiệp; tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng các điều kiện cụ thể về hợp tác, liên kết, quy mô lớn có ứng dụng công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường là 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Quy định cũng nêu rõ, rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, đối với cây lúa và trâu, bò, hỗ trợ rủi ro thiên tai và một số dịch bệnh; đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, hỗ trợ rủi ro thiên tai (thiên tai và dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
Địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp với cây lúa tại 7 tỉnh (Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp); trâu, bò tại 8 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương); tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại 5 tỉnh (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau). Về cơ bản các địa phương này đã triển khai bảo hiểm nông nghiệp trong giai đoạn thí điểm.
Trước đó, bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai thí điểm giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong giai đoạn thí điểm, bảo hiểm nông nghiệp được triển khai đối với cây trồng (cây lúa), vật nuôi (trâu, bò, gia cầm) và thủy sản (tôm, cá tra) tại địa bàn 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ông Nguyễn Quang Huyền cho biết sau 3 năm thực hiện, chương trình thí điểm đã đạt được những kết quả tích cực như đã thiết lập được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp; hình thành được 3 sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp bao gồm cây lúa, vật nuôi và thủy sản phù hợp với đặc tính của từng loại sản phẩm; thu hút được các hộ dân ở các huyện, xã được lựa chọn thực hiện thí điểm của 20 tỉnh, thành phố tham gia.
Trong số đó, bảo hiểm cây lúa: 236.396 hộ nông dân (76,5% hộ nghèo, 16,8% hộ cận nghèo, 6,7% hộ thường); bảo hiểm vật nuôi: 60.133 hộ nông dân (84,1% hộ nghèo, 9,8% hộ cận nghèo, 6,1% hộ thường); bảo hiểm thủy sản: 7.487 hộ nông dân (27,4% hộ nghèo, 4% hộ cận nghèo, 68,6% hộ thường).
Theo ông Nguyễn Quang Huyền, trong quá trình triển khai các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường bảo hiểm kịp thời cho người dân khi xảy ra tổn thất góp phần giúp người dân ổn định đời sống và có điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Ông Nguyễn Quang Huyền khẳng định, kết quả đạt được của giai đoạn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là do có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự ủng hộ của các địa phương, nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia triển khai (Bảo Việt, Bảo Minh và Vinare)./.
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động
17:23' - 28/08/2019
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định, đến hết tháng 7/2019, tổng số nợ của các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh là trên 183 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cây trồng
18:22' - 12/08/2019
Theo đó, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cây trồng là cây lúa. Đối với vật nuôi là trâu, bò; nuôi trồng thủy sản: tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chậm chi trả đền bù bảo hiểm tàu cá gặp nạn, nguyên nhân do đâu?
10:06' - 08/08/2019
Đã một năm rưỡi sau khi tàu cá gặp nạn, ngư dân vẫn chưa được chi trả tiền bảo hiểm cũng bởi nhiều nguyên nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga
17:13'
Trưa 11/5 (theo giờ địa phương), tại Moskva, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Kinh tế phát triển Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự thảo Luật Giáo dục có những nội dung tác động trực tiếp đến người học
15:45'
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo sửa đổi một số nội dung còn bất cập, hạn chế trong Luật Giáo dục, trong đó có nội dung tác động trực tiếp đến người học.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp một số doanh nghiệp tại Liên bang Nga
15:33'
Sáng 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu tại Liên bang Nga như: Zarubezhneft, AFK Sistema, Positive Technology.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẵn sàng hạ tầng đón dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường
15:28'
Bà Rịa-Vũng Tàu đang có nhiều dự án công nghiệp với công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tự động hóa giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thân thiện với môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp khởi công đường cất hạ cánh số 2 sân bay Long Thành
15:22'
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang gấp rút hoàn tất các thủ tục liên quan, quyết tâm khởi công đường cất hạ cánh số 2 vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
15:00'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
14:04'
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Công điện số 60/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trong tháng 5/2025 ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 68
14:02'
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Bằng trách nhiệm, thần tốc, táo bạo hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát
12:57'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi căn nhà là “một món quà”, “một mái ấm”, thể hiện trách nhiệm, tình thương, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, sự sẻ chia của cả cộng đồng.