Bạo lực học đường sẽ bị xử lý như thế nào?
Như thế nào gọi là bạo lực học đường
Vấn đề bạo lực học đường là một vấn đề đang rất nhức nhối đối với xã hội hiện nay. Đáng buồn nhất là hành vi này đang tồn tại trong mọi ngóc ngách của từng phòng học.
Có thể hiểu, bạo hành học đường là các hành vi gây ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thể xác cũng như tinh thần của một học sinh. Đó có thể là đánh đập, chửi bới, lăng mạ, quấy rối...
Đây là một hành động đáng được lên án và cần được bài trừ khỏi xã hội. Hơn hết, bạo lực học đường xuất hiện ở nhóm đối tượng học sinh, sinh viên ngay trong khuôn viên nhà trường lớp học. Một hành vi vô cùng bồng bột của tuổi trẻ mà có thể sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được.
Với giai đoạn hiện nay, tình trạng bạo hành học đường vẫn còn đang có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp trong môi trường học tập trên khắp thế giới. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ), bạo hành học đường là một phần trong vấn đề bạo lực giới trẻ, xoay quanh các nhóm đối tượng từ 6 đến 24 tuổi.
Với vấn đề này thì bạo lực học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Các hành vi bạo lực có thể là bạo lực về thể chất (đánh đập, xô đẩy…), bạo lực về lời nói (đe dọa, vu khống) và bạo lực về tinh thần (tẩy chay, xa lánh, nói xấu…).
Vì vậy, có thể hiểu một cách chung nhất về bạo lực học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó.
Bạo lực học đường sẽ bị xử lý như thế nào?
Biện pháp xử phạt hành chính
Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:
"Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý”
Với hình thức Cảnh cáo được quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
"Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”
Xử lý dân sự
Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592. Thiệt hại được xác định như sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần như:
- Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 (của Bộ luật dân sự 2015).
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình (Điều 586 Bộ luật dân sự 2015).
Xử lý hình sự
Theo Điều 12 Bộ luật hình sự thì:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo đó những học sinh đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
Tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật hình sự :
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
- Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
- Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
- Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, cũng có thể phạm tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự 2015:
"Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Chỉ đạo xử lý vụ việc bạo lực học đường tại Trường quốc tế American Academy
13:04' - 29/05/2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn số 2217/BGDĐT-GDCTHSSV gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc chỉ đạo xử lý vụ việc bạo lực trong học sinh Trường quốc tế American Academy (ISHCMC-AA).
-
Kinh tế & Xã hội
Israel chi 140 triệu USD cho phòng chống bạo lực học đường
07:10' - 20/12/2021
Israel chi 438 triệu NIS (tương đương 140 triệu USD) ngân sách cho chương trình phòng chống bạo lực học đường với khẩu hiệu “Đừng bỏ cuộc - Chúng tôi sẵn sàng”.
-
Kinh tế & Xã hội
Hội nghị trực tuyến tới 640 điểm cầu về phòng chống bạo lực học đường
17:03' - 17/04/2019
Ngày 17/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị toàn quốc về đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Di lý 2 nghi can để làm rõ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông
10:48'
Bước đầu, cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa xác định, các nghi phạm trên đã có hành vi “xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” tại lăng mộ vua Lê Túc Tông.
-
Kinh tế và pháp luật
Lòng xe điếu là gì? Điều kiện và hành vi bị cấm trong kinh doanh lòng xe điếu
09:57'
Lòng xe điếu là món ăn được ưa thích, nhưng ẩn sau đó là rủi ro "khó nuốt" về an toàn thực phẩm mà không phải ai cũng biết. Vậy làm sao để kinh doanh lòng xe điếu vừa hút khách, vừa đảm bảo vệ sinh?
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ tai nạn giao thông khiến nữ sinh 14 tuổi tử vong ở Vĩnh Long
20:52' - 07/05/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".
-
Kinh tế và pháp luật
Xác minh, làm rõ vụ người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế
17:01' - 07/05/2025
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an để xác minh, làm rõ sự việc một người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế.
-
Kinh tế và pháp luật
Hãng hàng không quốc gia Nam Phi bị tấn công mạng
11:26' - 07/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, hãng hàng không quốc gia Nam Phi, South African Airways (SAA) đã trở thành mục tiêu mới nhất của các cuộc tấn công mạng.
-
Kinh tế và pháp luật
Sửa đổi quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, ủy quyền
11:23' - 07/05/2025
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều (tăng 4 điều), tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc 4 nhóm vấn đề cơ bản.
-
Kinh tế và pháp luật
Bắt nhân viên giao hàng tạo hiện trường giả để chiếm đoạt tiền
09:14' - 07/05/2025
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh An Giang) cho biết đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Ngô Hoàng Thăng để điều tra, làm rõ về hành vi tham ô tài sản.
-
Kinh tế và pháp luật
Ấn Độ lập ủy ban xem xét vấn đề tranh chấp bản quyền
07:00' - 07/05/2025
Theo một bản ghi nhớ chính thức, Ấn Độ đã thành lập ủy ban để đánh giá xem liệu luật bản quyền hiện hành có thể giải quyết các tranh chấp liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) hay không.
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Trưởng phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Bình Dương bị cáo buộc chiếm đoạt 23 tỷ đồng
20:54' - 06/05/2025
Ngày 6/5, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Minh Kiên (42 tuổi), cựu Trưởng phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh Bình Dương).