Báo Mỹ: "Nước Mỹ trên hết" có thể trở thành nước Mỹ "cô độc"
Tuy nhiên, họ nên nhớ rằng Mỹ sẽ xúc tiến mậu dịch theo cách riêng của mình. Khó có thể dung hòa những thông điệp nêu trên và điều này có thể định đoạt số phận trong tương lai gần của Mỹ với vai trò là một cường quốc Thái Bình Dương.
Tại Hàn Quốc hôm 8/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đóng vai nhà lãnh đạo một siêu cường khi nói với các nghị sĩ "xứ sở Kim chi": "Chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ phải cùng nhau đối phó với mối đe dọa này, vì càng đợi lâu thì mối đe dọa đó càng tăng lên và sự lựa chọn càng ít đi".
Hai ngày sau, tại thành phố nghỉ dưỡng Đà Nẵng của Việt Nam - nơi binh sĩ Mỹ từng đóng quân ở đây hồi chiến tranh - ông Trump đã trở lại với chủ đề bảo hộ trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình. Ông nói trước các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương rằng: "Không đâu bằng nhà của mình", và cảnh báo là nước Mỹ sẽ không bao giờ ký lại một hiệp định mậu dịch trên quy mô khu vực.
Ở mức độ nào đó, những thông điệp trái chiều này thể hiện phong cách lãnh đạo nhà nước giống như quản lý công ty của ông Trump, đó là đánh giá cao những chiến thắng cá nhân hơn là học thuyết thống nhất về vai trò của Mỹ trên thế giới. Chủ nghĩa thực dụng này cũng được phản ánh qua phong cách ngoại giao tiếp cận từng nhà lãnh đạo của ông.
Từ Tokyo tới Bắc Kinh, ông Trump đều chơi con bài mặc cả với các nhà lãnh đạo, tâng bốc cá nhân họ, mặc dù chính quyền của ông đang đưa ra những quan điểm cứng rắn về các vấn đề kinh tế.
Tuy nhiên, những mâu thuẫn kể trên cũng phản ánh sự hỗn loạn căn bản trong chính sách của Tổng thống Mỹ đối với châu Á. Chính sách này có vẻ như đang bị mắc kẹt giữa tính thực dụng địa chính trị của các nhà ngoại giao và chủ nghĩa dân tộc kinh tế của các phụ tá chính trị của ông Trump.
Những áp lực trái chiều này khiến cả đồng minh lẫn đối thủ đều bị rối rắm trước những động cơ và quyền lực của Mỹ. Một số chuyên gia cho rằng theo thời gian, sẽ khó có thể giữ được sự cân bằng.
Với Trung Quốc, ông Trump đã phải dịu giọng trong vấn đề mậu dịch để thuyết phục Chủ tịch Tập Cận Bình gây áp lực nhiều hơn lên CHDCND Triều Tiên. Với những quốc gia Đông Nam Á nhỏ hơn, ông Trump cảm thấy ít bị áp lực phải thỏa hiệp. Tuy nhiên, thông điệp "một mình một ngựa" của ông có thể khiến những quốc gia này tiến sâu hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc - quốc gia sẵn sàng lấp chỗ trống mà Mỹ để lại.
John Delury, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc của trường Đại học Yonsei, nói: "Khu vực đang đặt hy vọng vào sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ, không chỉ trong vấn đề an ninh mà cả kinh tế. Việc ông Trump xúc tiến chương trình nghị sự 'Nước Mỹ trên hết' không khác gì bỏ mặc các nhà lãnh đạo châu Á trong cơn hoạn nạn".
Trong khi đó, Jeffrey A. Bader, cựu cố vấn về Trung Quốc cho Tổng thống Mỹ tiền nhiệm Barack Obama, cho rằng những lời nói của ông Trump sẽ khiến các nhà lãnh đạo châu Á "cảm thấy nước Mỹ không còn là một nhân tố tại khu vực như trước đây".
Trên thực tế, ông Trump là người lạc lõng tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm nay. 20 nhà lãnh đạo còn lại chính thức phê chuẩn ý tưởng về một cơ chế mậu dịch tự do, công nhận Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) làm trọng tài, và lên án những động thái nhằm dựng thêm các rào chắn mới.
Thế nhưng, ông Trump lại chỉ WTO là đối xử với Mỹ không công bằng. Theo ông, thay vì củng cố những nguyên tắc của tự do mậu dịch, WTO lại đóng góp vào tiến trình khiến "việc làm, nhà máy và các ngành công nghiệp bị đưa ra khỏi nước Mỹ".
Mặc dù ông Trump rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), song 11 nước còn lại của thỏa thuận này đã nhất trí xúc tiến nó, tạo ra một "khu vực tự do mậu dịch rộng hơn" trên toàn châu Á mà không cần có Mỹ.
Các quan chức chính quyền xem bài phát biểu tại APEC là cơ hội để ông Trump quảng bá về một "Ấn Độ (Dương) - Thái Bình Dương tự do và mở cửa", mà Nhà Trắng coi đó là câu trả lời cho "xoay trục về châu Á của ông Obama".
Tuy nhiên, vị Tổng thống hầu như sẽ hành động rất ít, bởi ông thường nhấn mạnh đến chủ quyền và độc lập của các quốc gia cao hơn những lợi ích chung hay các quyền mang tính phổ quát.
Theo giới chuyên gia, khi Mỹ "bán hàng mà không kèm khuyến mãi", Trung Quốc chắc chắn sẽ được lợi nhiều hơn. Tang Siew Mun, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu ASEAN của Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute ở Singapore, nói: "Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến triển đáng kể trong nỗ lực lấy lòng Đông Nam Á. Đây không phải là điều hoàn toàn xấu đối với khu vực, song sự thành công của Trung Quốc là thảm họa đối với Mỹ vì khi Trung Quốc được thì Mỹ mất".
Ông Tang cho rằng "rốt cuộc, 'Nước Mỹ trên hết' có thể biến thành nước Mỹ 'ở nhà một mình'"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam
16:02' - 12/11/2017
Chiều 12/11, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ ngày 11-12/11/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
15:43' - 12/11/2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến thăm đối với quan hệ hai nước và là thông điệp về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chủ trì họp báo
14:29' - 12/11/2017
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Donald Trump đã chủ trì họp báo chung, thông báo về kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm và trả lời các câu hỏi của phóng viên trong nước, quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
13:27' - 12/11/2017
Tổng thống Donald Trump mong muốn chuyến thăm sẽ là cơ sở quan trọng góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Khó khăn của đàm phán NAFTA vẫn ở phía trước
07:47' - 12/10/2017
Ngày 11/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố các cuộc đàm phán khó khăn liên quan đến NAFTA mới vẫn còn ở phía trước nhưng vẫn có thể đạt được một thoả thuận.
-
Ý kiến và Bình luận
Chính quyền Tổng thống Trump sẽ gặp khó trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
16:00' - 06/10/2017
Theo Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh San Francisco, John Williams, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này