Bắt đầu Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2
Phiên họp nhằm đánh giá tổng quan tình hình kinh tế-xã hội tháng 2, tháng đầu tiên sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 với rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác xây dựng thể chế, kỷ luật, kỷ cương công vụ và các vấn đề an sinh, xã hội khác.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét, ngay sau Tết Nguyên đán, các cơ quan từ trung ương đến địa phương đã nhanh chóng bắt tay vào triển khai nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2017, không còn tình trạng “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.
Thủ tướng đánh giá, tình hình sau Tết là khá tích cực, tạo không khí phấn khởi, tăng cường niềm tin trong nhân dân, đóng góp vào uy tín chung của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
Thủ tướng cho biết, các nhận định, dự báo của các cơ quan, tổ chức quốc tế đều cho rằng kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng khá, nhưng chưa có đánh giá nào nhận định kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức 6,7% trong năm 2017. Đây là một thách thức đối với công tác quản lý điều hành kinh tế-xã hội của đất nước, Thủ tướng nói.
Biểu dương việc sau Tết, các bộ, ngành địa phương đã thực hiện nghiêm việc chấn chỉnh công tác tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, Thủ tướng cho rằng, các lễ hội xuân đã được quản lý chặt chẽ hơn các năm trước, giảm tối đa các lễ hội có hành vi phản cảm.
Việc sử dụng xe công đi lễ hội đã giảm căn bản có thể đến 80-90%. Công tác thu hút đầu tư nước ngoài, lượng khách du lịch đến Việt Nam đều tăng đột biến; trong đó chỉ riêng tháng 2, các cơ quan chức năng đã cấp giấy phép đến 2,2 tỷ USD FDI; tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập tăng… là những tín hiệu đáng mừng.
Thủ tướng cũng bày tỏ hài lòng với nhiều cách làm tích cực, tinh thần quyết tâm của một số bộ, ngành, địa phương thời gian qua trong công tác quản lý Nhà nước. Tiêu biểu như: Thái độ quyết liệt của TP.Hồ Chí Minh trong việc ra quân tháo dỡ, trả lại vỉa hè cho người đi bộ; Hà Nội có kế hoạch thu hồi, tiêu hủy 2,5 triệu xe máy cũ nát và dẹp bỏ vỉa hè nội đô.
Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu sát hạch các trưởng phòng cấp sở để đánh giá chất lượng công chức; kỷ luật, kỷ cương công vụ được nâng cao, nhiều cơ quan, công sở gương mẫu không uống rượu vào buổi trưa, tạo sự lan tỏa trong toàn dân. Tất cả những việc này không được làm theo kiểu “đầu voi, đuôi chuột”, không thể làm vội vàng nhưng rất đáng hoan nghênh, Thủ tướng nói.
Về tình hình chung, Thủ tướng đánh giá: Kinh tế vĩ mô của đất nước tương đối ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, CPI tháng 2 chỉ tăng 0,23%. Công việc chuẩn bị cho APEC 2017 đã cơ bản được hoàn tất với phiên họp SOM mở đầu tại Nha Trang diễn ra thành công, đạt yêu cầu đề ra.
Với tinh thần nhìn thẳng vào những tồn tại, yếu kém để khẩn trương có biện pháp khắc phục, Thủ tướng lo ngại sâu sắc trước thực trạng gia tăng của tai nạn giao thông, nhất là tai nạn giao thông đường sắt. 2 tháng qua có tới 1.570 người chết vì tai nạn giao thông, ngày nào cũng có những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đau lòng.
Bên cạnh đó, trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, việc để xảy ra vụ việc uống rượu, nấu rượu dẫn đến ngộ độc làm chết nhiều người mới đây là một câu hỏi đối với trách nhiệm quản lý Nhà nước; một số vụ kinh doanh, quản lý khách du lịch còn để xảy ra sai sót, việc tổ chức kinh doanh du lịch mạo hiểm gây chết người vẫn xảy ra;
Tình trạng cúm A H7N9 vẫn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự phát triển; của đất nước; việc tổ chức trao giải thưởng văn học nghệ thuật của ngành văn hóa gây xôn xao trong dư luận…đây là những vấn đề đáng lo ngại; cần có đánh giá, kiểm tra và khắc phục, Thủ tướng yêu cầu.
Trong khi đó, về tình hình quốc tế, Thủ tướng phân tích vẫn tiếp tục có nhiều biến động phức tạp rất khó lường với xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng, giá dầu thô và mặt hàng nguyên liệu cơ bản tiếp tục xu hướng tăng liên quan đến công tác quản lý tiền tệ trong nước khi hội nhập sâu.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đánh giá đúng tình hình quốc tế và trong nước để có những phân tích, biện pháp phản ứng nhanh chóng, cụ thể và phù hợp hơn nhằm đảm bảo tăng trưởng tốt và ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thủ tướng chỉ đạo cần sớm có các giải pháp khắc phục các tồn tại như: Giá nông sản trong nước còn thấp, năng suất lao động còn thấp, đặc biệt là khu vực nông nghiệp nông thôn.
Thủ tướng cũng đề nghị các cấp chính quyền lưu ý trong chỉ đạo điều hành, đặc biệt là giá các mặt hàng nguyên vật liệu, lãi suất USD để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% năm 2017. Thủ tướng nhấn mạnh đây là một chỉ tiêu rất khó thực hiện theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, bởi vậy cần có sự phối hợp, kiểm soát hết sức chặt chẽ, nhuần nhuyễn với các giải pháp phù hợp giữa các bộ, ngành nhất là giải pháp quản lý tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Cần có những giải pháp quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%. Mỗi bộ, ngành cần có kịch bản tăng trưởng cụ thể, Thủ tướng yêu cầu.
Nhắc lại chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Thủ tướng đặt vấn đề, tại sao thời gian qua có nhiều doanh nghiệp, chuyên gia kiến nghị chi phí gián tiếp sản xuất tăng cao từ phí đường bộ, cảng biển cho đến chi phí thủ tục hành chính ngầm vẫn còn xảy ra.
Trong khi đó, Chính phủ đã thống nhất tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Chúng ta không bao cấp nhưng trong điều kiện còn khó khăn cần tính giá, phí phù hợp, Thủ tướng chỉ đạo.
Liên quan đến công tác kỷ cương, kỷ luật công vụ, Thủ tướng yêu cầu cần thực hiện liên tục, hiệu quả và nhất quán với chủ đề: Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững. “Kỷ luật kỷ cương kém cùng với quản lý không sát kinh tế thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước”, Thủ tướng nêu rõ.
Với tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực hơn nữa, có các biện pháp xử lý, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 01/CP để tạo chuyển biến rõ nét hơn trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ Quý I, tránh tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”.
Trong phần làm việc sáng nay, Chính phủ tiếp tục bàn về công tác xây dựng thể chế. Dự thảo Luật được thảo luận đầu tiên tại buổi làm việc là Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình.
Dự kiến Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 sẽ diễn ra đến hết ngày hôm nay 1/3./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành bắt tay ngay vào việc sau nghỉ Tết
11:55' - 03/02/2017
Ngày 3/2, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành bắt tay ngay vào công việc sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoạt động bình thường tại mọi miền Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng ổn định
11:49' - 29/12/2016
Năm 2016 gặp khó khăn cả từ thế giới và trong nước nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ổn định, tạo nền tảng cho những năm tiếp theo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ: Đẩy mạnh tăng trưởng để hoàn thành mục tiêu năm 2016
11:12' - 29/10/2016
Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10 đã khai mạc sáng 29/10 với nhiều nội dung bàn thảo nhằm hoàn thành mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu và tạo sức bật mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế quý cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Quan trọng là chất lượng tăng trưởng
20:53' - 04/10/2016
Chủ đề chính của phiên họp Chính phủ lần này là “Phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững, nỗ lực đạt mục tiêu cao nhất kế hoạch năm 2016 từ 6,3-6,5%”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tránh thất thoát trong tư vấn định giá doanh nghiệp lớn
16:03' - 03/10/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, đối với hoạt động tư vấn định giá những doanh nghiệp lớn thì phải công khai đấu giá, chọn các nhà tư vấn định giá một cách có chọn lọc, công tâm, khách quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Đầu tư công: Bổ sung quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng
19:40' - 02/05/2025
Dù đã nỗ lực tháo gỡ, nhưng theo phản ánh của nhiều địa phương, giải phóng mặt bằng vẫn là vướng mắc nổi cộm ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư công
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài cuối: Sức bật từ hạ tầng
18:41' - 02/05/2025
Một loạt siêu dự án được TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị khởi công sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói riêng, khu vực phía Nam và cả nước nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21' - 02/05/2025
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 1: Từ “xé rào” đến “đầu tàu” kinh tế
18:20' - 02/05/2025
Với tinh thần chủ động sáng tạo từ cơ sở, “làm cho sản xuất bung ra”, TP. Hồ Chí Minh đã tạo ra những "bước đột phá đầu tiên" của quá trình đổi mới, từng bước trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế
14:30' - 02/05/2025
Việc khai thác hiệu quả các nguồn lực; trong đó, có nguồn vốn FDI sẽ giúp đất nước tăng tốc, bứt phá cho giai đoạn tiếp theo đạt mục tiêu đề ra là tăng trưởng 2 con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
12:31' - 02/05/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh
11:09' - 02/05/2025
Với khát vọng vươn tầm, Hải Phòng đang hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số logistics để nắm bắt cơ hội phát triển
10:07' - 02/05/2025
Chuyển đổi số đang là xu hướng không thể đảo ngược với mọi lĩnh vực; trong đó, có ngành logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Giám đốc NIC: Tạo vốn mồi đầu tư mạo hiểm
08:00' - 02/05/2025
Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách và ưu đãi đủ mạnh để thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo bền vững.