Bất đồng giữa Nga và EU về kịch bản “Đại châu Âu” (Phần 1)
Việc giải quyết tình hình ở Ukraine dường như không thể xảy ra ở tương lai gần. Giám đốc Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) Andrey Kortunov mới đây có bài viết đánh giá về thực trạng mối quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) cũng như triển vọng hợp tác giữa hai bên trong khuôn khổ các dự án hội nhập khu vực, nhất là trong khuôn khổ sáng kiến Đại Á-Âu.
Theo bài viết này, thực sự khó mà tưởng tượng được mối quan hệ Nga - EU trở lại đúng hướng hay việc giao thương trở lại bình thường.
Tuy nhiên, trong một kịch bản tích cực, khi mà vấn đề về Ukraine được giải quyết, liệu điều này có mở đường cho một nhận thức chung về tương lai châu Âu, cho những nỗ lực hòa hợp của Nga và EU để cùng xây dựng một châu Âu rộng lớn hơn (Đại châu Âu) hay không? Điều này nhiều khả năng khó xảy ra.
Tình hình tại Ukraine không thể làm lu mờ những chia rẽ sâu sắc giữa Bờ Đông và Bờ Tây và những bất đồng này dường như không thể biến mất trong "một sớm một chiều".
Ngay cả lúc hợp tác Nga-EU còn “khăng khít” vào những năm 2000 thì Moskva vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận về tầm nhìn “Đại châu Âu” dựa trên cơ sở cạnh tranh hoặc trên cơ sở các chuẩn mực của EU, các quy tắc, tiêu chuẩn cùng các quy trình, thủ tục được tất cả quốc gia châu Âu khác thông qua một cách đơn phương.
Khả năng Nga có thể đồng thuận với tầm nhìn ngày nay của EU là không cao khi liên minh này đang phải đấu tranh với nhiều cuộc khủng hoảng và tương lai các dự án của EU có vẻ kém khả quan hơn so với khoảng 15-20 năm trước.
Theo đánh giá của các tổ chức chính trị Nga, mức độ tin cậy các dự án của châu Âu đã suy giảm. Hơn nữa, ngay cả khi quan hệ Nga – EU còn “khăng khít” thì toàn bộ trung tâm phát triển về kinh tế và kỹ thuật đã dịch chuyển xa hơn từ những nước thuộc Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, như vậy ít nhất về mặt lý thuyết, một sự lựa chọn thay thế khá hấp dẫn về hội nhập cũng đã mở ra với Moskva.
Khái niệm của nước Nga về một châu Âu rộng lớn (Đại châu Âu) luôn có sự khác biệt. Moskva đang tiếp cận tương lai châu Âu như là “một liên doanh” giữa EU và Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU). Tuy nhiên, tầm nhìn như vậy khó có thể thúc đẩy đáng kể sự nhiệt tình của EU.
Thứ nhất, nhiều người tại Brussels đơn giản không nhận thức được EAEU là một dự án hội nhập “thực sự” tương đương với EU - ngay cả EU của những năm 1960 hoặc 1970. Sự khôn ngoan như thường lệ của EU liên quan đến sáng kiến này không có chỗ để phát huy và người ta cho rằng hầu hết các thành viên EAEU hiện tại sẽ sẵn sàng đánh đổi quy chế thành viên trong tổ chức này để có được quan hệ gần gũi hơn với EU, nếu họ được lựa chọn.
Moskva được cho là cả công khai lẫn không công khai sử dụng các biện pháp khác nhau để vận động các quốc gia hậu Xô Viết còn đang lưỡng lự vào EAEU
Quan trọng hơn, EU vẫn chưa sẵn sàng và cũng không có nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành đàm phán một cách bình đẳng - ngay cả với các đối tác mạnh như Trung Quốc hay Mỹ. Chiến lược truyền thống của EU luôn nhằm mở rộng (về mặt địa lý) các tiêu chuẩn, quy tắc và chuẩn mực của mình, chứ không phải điều chỉnh các tiêu chuẩn và quy tắc này phù hợp với môi trường quốc tế đang thay đổi.
Việc phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn EU luôn là nền tảng trong tư duy của người châu Âu, nghĩa là chủ đề đàm phán với các đối tác bên ngoài không chỉ là sự thỏa hiệp đôi bên cùng có thể chấp nhận, mà là về khả năng thích ứng của các đối tác này trong việc áp dụng khung pháp lý của EU.
Sự khác biệt trong cách nhìn nhận về tương lai châu Âu khó có khả năng sớm tìm được tiếng nói chung, ngay cả khi cuộc khủng hoảng Ukraine được giải quyết. Người ta có thể lập luận rằng quan hệ EU-Nga hiện tại thể hiện sự cân bằng giữa các điểm yếu của nhau.
Brussels không có đủ lập luận để thuyết phục Moskva chấp nhận tầm nhìn về "một châu Âu lấy EU làm trung tâm" và buộc Nga phải thể hiện "xứng đáng" cho việc đưa quan hệ song phương quay trở lại thời kỳ tốt đẹp đầu những năm 2000.
Về phần mình, Moskva, thậm chí cùng với các quốc gia thành viên khác của EAEU, cũng không có đủ sức mạnh để lôi kéo EU tham gia vào một cuộc đối thoại có ý nghĩa. Cả Brussels và Moskva dường như tin rằng thời gian vẫn đứng về phía họ, nhưng những chuyển động về chính trị và kinh tế toàn cầu gần đây đang đặt dấu hỏi cho niềm tin này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khởi động đàm phán thương mại với Anh, EU và Nhật Bản
12:28' - 17/10/2018
Giới chức Mỹ ngày 16/10 đã thông báo kế hoạch khởi động đàm phán về các hiệp định thương mại song phương riêng rẽ với Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản...
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước EU
16:19' - 16/10/2018
Chuyến thăm, làm việc tại châu Âu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm tạo ra những điểm nhấn, động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ song phương với các nước tại châu Âu,
-
Kinh tế Thế giới
Tính toán của Mỹ trong “miếng bánh” năng lượng EU
06:30' - 14/10/2018
Trong bối cảnh quan hệ giữa EU và Nga sẽ không sớm được cải thiện, các dự án liên kết khí đốt của đôi bên bị đình trệ, Mỹ có những tính toán về việc từng bước thâm nhập vào thị trường năng lượng EU.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều trần tại Nghị viện châu Âu về Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-EU
08:07' - 11/10/2018
Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu đã tổ chức một buổi điều trần mở về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam.
-
Tài chính
Đồng euro áp sát mức thấp nhất trong bảy tuần
17:09' - 09/10/2018
Ngày 9/10, đồng euro giảm xuống sát mức thấp nhất trong bảy tuần trong bối cảnh những lo ngại căng thẳng kéo dài giữa Liên minh châu Âu (EU) và Italy về vấn đề ngân sách của Rome.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ sớm đạt được thỏa thuận với Anh về vấn đề Brexit
08:35' - 07/10/2018
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ngày 6/10 tuyên bố có khả năng đạt được một thỏa thuận về vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, vào cuối năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.