Tính toán của Mỹ trong “miếng bánh” năng lượng EU
Trong lĩnh vực này, Mỹ tập trung chủ yếu vào mặt hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Ngay từ năm 2014, Quốc hội Mỹ đã thông qua việc ủy quyền xuất khẩu LNG.
Đến năm 2016, các chuyến hàng LNG đầu tiên của Mỹ đã cập cảng châu Á, châu Phi và châu Âu (chiếm khoảng 13% tổng sản lượng LNG của Mỹ). Sau khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi tham vọng biến nước Mỹ thành nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới với tổng giá trị ban đầu khoảng 5 tỷ USD.
Cho đến nay, LNG của Mỹ đã đến được hai thị trường lớn về năng lượng của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng châu Âu vẫn là thị trường mà ông Trump đang muốn hướng đến cả vì lợi ích kinh tế lẫn chính trị.
Tháng 4/2016, chuyến tàu xuất khẩu LNG đầu tiên của Mỹ (tàu Creole Spirit) đã cập bến Bồ Đào Nha. Tháng 11/2016, khí đốt thiên nhiên (methane) nhập khẩu từ Mỹ cũng đã hòa vào mạng lưới cung cấp tại Italy.
LNG nhập khẩu từ Mỹ qua đường biển được lưu trữ tại một kho cảng lớn tại thành phố Livorno, bờ biển phía Tây Italy. Tháng 7/2017, với nỗ lực tự giải phóng khỏi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga, Ba Lan cũng đã nhập chuyến hàng LNG đầu tiên và coi đây như một phần của chiến lược an ninh năng lượng quốc gia.
Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Ce.S.I (Italy) cho thấy rằng trong xu thế quan hệ EU-Nga chưa thể giảm bớt căng thẳng, LNG của Mỹ sẽ dần có ưu thế cạnh tranh đáng kể.
Bản thân châu Âu cũng đang có nhu cầu đa dạng hóa các nhà cung cấp năng lượng cũng như danh mục các loại năng lượng nhập khẩu. Hiện tại, các nhà cung cấp như Na Uy, Algeria, Qatar và đặc biệt là Nga đang chia sẻ thị trường khí tự nhiên hóa lỏng tại châu Âu.
Thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng đã có, Nga hiện đang đảm bảo 35% nhu cầu khí đốt của EU, là nhà cung cấp lớn nhất về mặt hàng dầu mỏ. Có tới 13 nước thành viên EU phụ thuộc tới 75% nhu cầu khí đốt vào Nga.
Chính vì vậy, việc tạo ra một đối trọng thông qua việc nắm một thị phần năng lượng với mặt hàng chiến lược như LNG sẽ giúp Mỹ tăng thêm ảnh hưởng đối với đồng minh bên kia Đại Tây Dương, đẩy lùi sự cạnh tranh của Nga và giải quyết các vấn đề nội trị, tăng uy tín của chính quyền Donald Trump.
Trọng điểm của chiến lược này là xây dựng hạ tầng đấu nối, hậu cần tại cảng biển Swnoujscie, thuộc biển Baltic với khoản đầu tư lên đến khoảng gần 1 tỷ USD, sẽ cho phép Ba Lan nhập khẩu tới 7,5 tỷ m3 LNG.
Không hoàn toàn là một sự trùng hợp, Lithuania cũng đã ký hợp đồng đầu tiên nhập khẩu LNG từ Mỹ và công khai hợp đồng này như một động thái nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga (thông qua hợp đồng giữa công ty nhà nước Lietuvos Dujų Tiekima và đối tác Cheniere Energy có trụ sở tại Texas).
Theo các đánh giá của Ce.S.I, có thể thấy cụ thể trong lĩnh vực năng lượng, Mỹ đang thu được nhiều lợi ích từ sự đối đầu giữa EU-Nga và giới tư bản năng lượng Mỹ đã không bỏ qua cơ hội quý báu này. Thay thế nhà cung cấp năng lượng, vốn là một mặt hàng chiến lược, từ Nga chuyển sang Mỹ cũng đồng nghĩa với việc các nước này nói riêng và EU nói chung sẽ tăng sự phụ thuộc vào Mỹ.
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, thông qua cơ chế Đồng minh xuyên Đại Tây dương, Mỹ cam kết đảm bảo an ninh cho châu Âu. Và với xu hướng này, không loại trừ kịch bản Mỹ xuất hiện với vai trò đảm bảo cả an ninh năng lượng trong tương lai cho châu Âu. Với vũ khí là năng lượng, Mỹ có thêm công cụ trong cuộc đối đầu địa chính trị và kinh tế địa lý với Nga; đồng thời, có ý đồ hướng đến việc chi phối nhiều hơn các chính sách của châu Âu.
Tuy nhiên, những tính toán cụ thể từ các chuyên gia năng lượng lại cho thấy, trong một tương lai gần, mặt hàng LNG của Mỹ chưa thể sớm trở thành yếu tố có khả năng phá vỡ sự cân bằng của thị trường năng lượng của EU.
Yếu tố được đặt ra đầu tiên là giá cả. Chi phí khai thác khí đá tại Mỹ vẫn còn quá cao để tạo ra ưu thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường châu Âu. Bên cạnh đó, nếu chỉ tính riêng mặt hàng LNG, các nhà phân tích đều dự đoán một kịch bản dư cung trên thị trường trong thập kỷ tới.
Đặt trong những điều kiện này của thị trường, LNG của Mỹ sẽ rất khó khăn để tìm các đầu ra bền vững nếu không có các ưu đãi về kinh tế hay thỏa thuận chính trị. Một khó khăn khác là vấn đề hạ tầng cơ sở, việc mua bán LNG đòi hỏi cả bên xuất khẩu và nhập khẩu đều phải đầu tư lớn cho hệ thống hạ tầng, công nghệ.
Các khoản đầu tư này không thể được hoàn vốn kể cả khi sản lượng LNG tăng cao vì giá của LNG vẫn bị giá dầu truyền thống chi phối.
Sự xuất hiện của mặt hàng khí đốt tự nhiên của Mỹ ở châu Âu có thể là một yếu tố đáng đề cập trong vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu, đặc biệt là vấn đề cung cấp năng lượng giữa Nga-EU từ nhiều năm qua.
Thông qua việc cung cấp năng lượng LNG, Mỹ đã được khẳng định vai trò trong trận đấu năng lượng giữa châu Âu và Nga. Điều này diễn ra trong bối cảnh Ủy ban châu Âu (EC) cam kết hạn chế ảnh hưởng của Nga thông qua các quy tắc về phát triển cơ sở hạ tầng và quy định nhập khẩu; còn phía Mỹ đang cố gắng củng cố vai trò chi phối của mình đối với thị trường châu Âu.
Gần đây, Mỹ đã có những động thái nhằm tác động tiêu cực vào các dự án năng lượng kết nối giữa châu Âu và Nga. Washington tìm mọi cách để củng cố vị trí của mình trong danh sách các nhà cung cấp năng lượng có tính chi phối cho EU và coi đây là một phần trong chiến lược duy trì ảnh hưởng, tác động chính sách tại EU và đối đầu với Nga./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Cơ quan Năng lượng Quốc tế hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ
17:18' - 12/10/2018
Cơ quan Năng lượng Quốc tế ngày 12/10 đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2018 và 2019 do giá dầu tăng cao, căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và triển vọng kinh tế thế giới kém lạc quan.
-
Kinh tế Thế giới
Tham vọng phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc
05:30' - 02/10/2018
Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo đã trở thành một giải pháp thiết yếu trong vấn đề cung cấp năng lượng của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi: Vai trò của điện hạt nhân trong nguồn cung năng lượng
05:30' - 28/09/2018
Tất cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đang sử dụng năng lượng hạt nhân như một phần của nguồn cung cấp năng lượng hỗn hợp.
-
Ngân hàng
WB đầu tư 1 tỷ USD để thúc đẩy sử dụng năng lượng Mặt Trời
15:01' - 27/09/2018
Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD (và có thể tăng thêm) nhằm thúc đẩy khả năng dự trữ điện từ năng lượng Mặt Trời của các quốc gia đang phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Năng lượng Nga chỉ trích Mỹ gây bất ổn thị trường dầu mỏ
08:31' - 24/09/2018
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã cáo buộc Mỹ là tác nhân chính gây ra sự bất ổn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11'
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08'
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".