Bầu cử Mỹ 2016: Nước Mỹ ra sao trước “giờ G”?
Nước Mỹ đang đứng trước một thời khắc quan trọng, hứa hẹn mở ra một chương mới. Sau ngày bầu cử 8/11 (theo giờ Mỹ, tức 9/11 theo giờ Việt Nam), nước Mỹ chắc chắn sẽ chào đón hoặc một nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử - ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton - hoặc ông chủ Nhà Trắng đầu tiên xuất thân từ giới doanh nhân- tỷ phú Donald Trump của đảng Cộng hòa.
Có thể nói hai ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump - được đánh giá là hai mảng màu đối lập về những quan điểm và chính sách đối nội, đối ngoại - đã trải qua cuộc đua “song mã” được đánh giá là kịch tính nhất trong lịch sử nền chính trị Mỹ với nhiều vụ bê bối cá nhân.
Càng gần đến ngày bầu cử, thế trận càng trở nên gay cấn với khoảng cách về tỷ lệ ủng hộ dành cho hai ứng cử viên ngày càng được thu hẹp. Điều đó cho thấy không có ứng cử viên nào tỏ rõ ưu thế vượt trội, có nghĩa là cả bà Clinton và ông Trump đều đang có cơ hội để giành chiến thắng.
Là một chính trị gia truyền thống, trong suốt quá trình tranh cử, bà Clinton thể hiện khá nhất quán chủ trương tiếp tục theo đuổi các chương trình nghị sự “nóng” của chính quyền Tổng thống Barack Obama như tăng cường kiểm soát súng đạn, mở rộng chương trình chăm sóc y tế toàn dân (Obamacare), bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo nhập cư thông qua kêu gọi một cuộc "đại tu" toàn diện luật nhập cư, trong đó có lộ trình cấp quyền công dân cho những người đang ở Mỹ bất hợp pháp, đồng thời ủng hộ việc không trục xuất hàng triệu người nhập cư trái phép,….
Trên lĩnh vực đối ngoại, là một nhà ngoại giao kỳ cựu, bà Clinton chủ trương tăng cường quan hệ với các nước đồng minh lâu đời và xây dựng những mối quan hệ mới. Theo bà, việc mở rộng và làm sâu sắc các cam kết quốc tế là cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích lâu dài cũng như nâng cao vị thế của Mỹ trên trường quốc tế.
Giới phân tích tại Mỹ đánh giá rằng trong chính sách đối ngoại, những chủ trương của bà Clinton thể hiện sự khôn ngoan và mạnh mẽ hơn chính sách của tổng thống đương nhiệm Obama trong việc giải quyết các thách thức an ninh và giúp Mỹ đảm bảo có kết thúc tốt hơn trong chuỗi các xung đột toàn cầu.
Trong khi đó, ở bên kia chiến tuyến, tỷ phú Donald Trump với những tuyên bố gây “sốc” khi khẳng định các biện pháp như tăng thuế đánh vào tầng lớp người giàu để đảm bảo an sinh xã hội, đầu tư cho giáo dục, y tế vì các lợi ích lâu dài …. là những giải pháp không thỏa đáng, thay vào đó ông yêu cầu các nước đồng minh phải trả tiền để Mỹ bảo đảm an ninh.
Trong vấn đề di cư, ông Trump vẫn bảo lưu quan điểm hồi hương người di cư bất hợp pháp, xây dựng tường rào an ninh dọc biên giới với Mexico….Là một tỷ phú, ông khẳng định ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế, đưa nước Mỹ hùng mạnh trở lại với các chính sách như bảo hộ thương mại, phản đối thương mại tự do cùng các hiệp định thương mại hiện có (tuyên bố sẽ đàm phán lại các điều khoản của Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), xóa bỏ 70% quy định liên bang, cắt giảm thuế doanh nghiệp xuống còn 15%,…
Chính sự khác biệt giữa hai ứng cử viên khiến chiến dịch tranh cử năm nay diễn ra gay cấn và khó dự đoán. Dù bị tác động ít nhiều bởi việc trước cuộc bầu cử vài ngày, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) tiến hành điều tra lại vụ bê bối sử dụng hòm thư điện tử cá nhân trong thời gian giữ cương vị Ngoại trưởng, bà Clinton vẫn đang dẫn trước tỷ phú Trump với khoảng cách từ 1-5% số phiếu ủng hộ.
Kết quả thăm dò chung của NBC News/The Wall Street Journal ngày 6/11 cho thấy bà Hillary đang nhận được 44% số phiếu ủng hộ, so với tỷ lệ 40% của ông Trump. Theo kết quả thăm dò của Politico/Morning Consul cùng ngày, bà Clinton dẫn trước ông Trump 3% số phiếu của cử tri toàn quốc (tỷ lệ 45-42%).
Theo phân tích của trang mạng fivethirtyeight.com, ứng cử viên Clinton đang có trong tay ít nhất 252 phiếu đại cử tri từ các bang có truyền thống bỏ phiếu cho đảng Con lừa (biệt danh của đảng Dân chủ) và chỉ cần giành thêm tối thiểu 18 phiếu đại cử tri nữa là bà có đủ 270/538 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng. Trong khi đó, ứng cử viên Trump mới chỉ thu được có 163 phiếu đại cử tri từ các bang vốn ủng hộ đảng Con voi (biệt danh của đảng Cộng hòa).
Mặc dù ngày 8/11 bầu cử chính thức mới diễn ra, song tính tới hết ngày 6/11, đã có hơn 35 triệu cử tri Mỹ tham gia các cuộc bỏ phiếu sớm. Kết quả các cuộc thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu cho thấy tỷ lệ cử tri đi bầu năm nay cao hơn các cuộc bầu cử năm 2008 và năm 2012.
Việc gần 30% số cử tri Mỹ đã bỏ phiếu được coi là một lợi thế dành cho bà Clinton vì bầu cử sớm diễn ra vào thời điểm trước khi FBI tuyên bố mở lại vụ điều tra và tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ còn rất cao. Giới phân tích nhận định với tương quan lực lượng hiện nay, mọi chú ý sẽ đổ dồn vào hoạt động bầu cử tại các bang còn dao động như Florida, Maine, Nebraska, New Hampshire, North Carolina, Ohio, Utah… với tổng cộng 94 phiếu đại cử tri.
Trước khi bước vào “trận đánh lớn”, ứng cử viên đảng Cộng hòa đối mặt với nhiều áp lực hơn. Nhiệm vụ của tỷ phú Trump là vừa phải giữ bằng được chiến thắng tại các bang ủng hộ truyền thống, vừa phải đánh bại bà Clinton tại các bang “chiến địa” có số phiếu đại cử tri cao như Florida (29 phiếu), Pennsylvania (20 phiếu) và Ohio (18 phiếu).
Chỉ cần “sẩy chân” tại 1 trong số 3 “tử địa” này, cánh cửa bước vào Nhà Trắng có thể khép lại đối với ông. Kết quả thăm dò dư luận ngày 6/11 của CNN/Ipos cho thấy bà Clinton hiện dẫn điểm ông Trump tại Florida và Pennsylvania, trong khi ứng viên Cộng hòa chiếm lợi thế tại bang Ohio.
Cũng chính vì tầm quan trọng của các bang “chiến địa”, cả hai ứng cử viên đều nỗ lực tiến hành vận động tới tận những phút cuối cùng tại Pennsylvania và Florida với hy vọng thuyết phục các cử tri còn do dự.
Với những ưu thế hiện nay, bà Clinton tràn đầy hy vọng trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, dù với chiến thắng sít sao.Tuy nhiên, ông Trump đang cũng chứng minh với cử tri Mỹ rằng không phải ngẫu nhiên ông lại đánh bại hàng loạt chính khách tên tuổi của đảng Cộng hòa và vượt qua mọi trở ngại để có thể cùng bà Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Mọi dự đoán sẽ trở nên rõ ràng sau ngày bầu cử 8/11 tới.
>>>WikiLeaks hé lộ "góc khuất" phía sau chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2016: Những kết quả thăm dò trái ngược
13:39' - 07/11/2016
Các phương tiện truyền thông nước này đang công bố những kết quả thăm dò trái ngược về ứng cử viên chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2016: Số cử tri da màu và nói tiếng Tây Ban Nha đi bỏ phiếu tăng cao
12:21' - 07/11/2016
Hai ngày trước cuộc tổng tuyển cử 8/11 tại Mỹ, số lượng các cử tri da màu và nói tiếng Tây Ban Nha đi bỏ phiếu đang ngày càng tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Thể thức và quy định bầu cử Tổng thống Mỹ
10:06' - 07/11/2016
Kể từ lúc bắt đầu tiến hành thăm dò dư luận để quyết định ứng cử cho đến khi trở thành Tổng thống Mỹ là cả một quá trình phức tạp với nhiều giai đoạn bỏ phiếu.
-
Kinh tế Thế giới
Những kết quả thăm dò mới nhất về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
10:04' - 07/11/2016
Kết quả của những cuộc thăm dò mới nhất cho thấy bà Hilary Clinton đang có lợi thế giành chiến thắng trong cuộc đua tới Nhà Trắng. Nhưng khả năng ông Donald Trump lật ngược thế cờ vẫn có thể xảy ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này