Bầu cử Mỹ 2020: 10 ứng viên đảng Dân chủ "bắn phá" các chính sách y tế
Sáng 1/8 (giờ Việt Nam), tại thành phố Detroit, bang Michigan, 10 ứng cử viên còn lại cạnh tranh tấm vé đại diện của đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 đã bước vào đêm tranh luận trực tiếp thứ hai của vòng 2 được phát sóng trực tiếp trên truyền hình.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, đêm tranh luận thứ hai có sự tham gia của cựu Phó Tổng thống Joe Biden, Thượng nghị sỹ bang California Kamala Harris, nghị sỹ bang Colorado Michael Bennet, Thượng nghị sĩ bang New Jersey Cory Booker, cựu Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị Julián Castro, Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio, Thượng nghị sĩ bang New York Kirsten Gillibrand, nghị sĩ bang Hawaii Tulsi Gabbard, Thống đốc bang Washington Jay Inslee và doanh nhân Andrew Yang.
Ngay từ đầu đêm tranh luận, hai ứng cử viên nổi bật của đảng Dân chủ là cựu Phó Tổng thống Biden và Thượng nghị sĩ Harris đã tranh luận về vấn đề chăm sóc sức khỏe.
Ông Biden chỉ trích kế hoạch bảo hiểm y tế đắt đỏ và mơ hồ của bà Harris, hay còn gọi là "Medicare for all” (Chăm sóc sức khỏe mở rộng), đồng thời cảnh báo những nguy cơ về tăng thuế và xóa bỏ bảo hiểm tư nhân.
Ông khẳng định với kế hoạch này, dự kiến tiêu tốn khoảng 3.000 tỷ USD, bà Harris sẽ không thể đánh bại Tổng thống Donald Trump.
Trong khi đó, bà Harris cho rằng kế hoạch của ông Biden sẽ bỏ qua khoảng 10 triệu người dân Mỹ, đồng thời nhấn mạnh các công ty dược phẩm và các công ty bảo hiểm đã kiếm lời 72 tỷ USD từ các gia đình Mỹ vào năm ngoái.
Kế hoạch của bà bao gồm thời gian thực hiện 10 năm và cam kết sẽ không tăng thuế đối với những người có thu nhập dưới 100.000 USD/năm.
So với kế hoạch chăm sóc sức khỏe của bà Harris, kế hoạch của ông Biden dung hòa hơn, theo đó người dân có thể lựa chọn chương trình chăm sóc sức khỏe do chính phủ điều hành, hay còn gọi là Obamare được ban hành dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, và vẫn duy trì bảo hiểm tư nhân.
Ngoài ra, tại buổi tranh luận, các ứng cử viên đảng Dân chủ còn đề cập tới nhiều vấn đề khác như biến đổi khí hậu, nhập cư, nạn phân biệt chủng tộc, ngân sách dành cho nạo phá thai và chính sách thương mai.
Vòng tranh luận này là được đánh giá sẽ mang đến cơ hội cuối cùng cho một số ứng cử viên ở tốp dưới bứt phá.
Trong khi đó, đối với các ứng cử viên hàng đầu, đây cũng là cơ hội để họ tiếp tục khẳng định và củng cố vị trí của mình trước khi bước vào vòng tranh luận vào tháng 9 và tháng 10 tới.
Tuy nhiên, để đáp ứng được các điều kiện cao hơn do Ủy ban Toàn quốc đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, các ứng cử viên cần nhận được tỷ lệ ủng hộ tối thiểu 2% trong ít nhất 4 cuộc thăm dò dư luận và nhận được tài trợ từ 130.000 nhà tài trợ, bao gồm 400 nhà tài trợ mỗi tiểu bang ở 20 bang.
Hiện tại cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn giữ vị trí đứng đầu trong cuộc đua, nhưng cách biệt với các ứng cử viên bám đuổi phía sau đã bị hẹp đáng kể. Những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với ông gồm Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, Bernie Sanders và Kamala Harris./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ: Joe Biden đưa ra kế hoạch chăm sóc y tế trị giá 750 tỷ USD
21:49' - 15/07/2019
Cuộc tranh luận về tương lai của hệ thống chăm sóc y tế Mỹ đã trở thành tâm điểm giữa các ứng viên tranh cử Tổng thống của đảng Dân chủ.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ: Tổng thống Trump bị vượt mặt trong cuộc thăm dò dư luận
08:26' - 15/07/2019
Kết quả khảo sát cho hay, ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ Joe Biden hiện nhận được nhiều hơn 9% sự ủng hộ từ những người tham gia khảo sát so với Tổng thống Trump (51%-42%).
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Các ứng viên đảng Dân chủ tranh luận trên truyền hình
11:59' - 28/06/2019
Sáng 28/6 (giờ Việt Nam), tại bang Florida, 10 ứng cử viên tranh tấm vé đại diện của đảng Dân chủ cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 đã bước vào buổi tranh luận thứ hai trực tiếp trên truyền hình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.