Bầu cử Mỹ 2024: "Sức nặng" của nhóm cử tri đặc biệt
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, một số trang tin và tạp chí như NPR, PBS, Axios và Political Wire cuối tuần qua đã đăng các bài phân tích về vai trò của một nhóm cử tri đặc biệt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, bao gồm những người "không ưa" cả hai ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2016, nhóm cử tri này chiếm khoảng 20% tổng số cử tri đi bỏ phiếu. Tuy mang tiếng không ưa cả hai ứng cử viên, số cử tri nói trên lại thể hiện khá rõ sự thiên vị: 47% bỏ phiếu cho ông Donald Trump, trong khi chỉ 30% bầu cho cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, 23% còn lại bỏ phiếu cho các ứng cử viên khác. Theo các chuyên gia, nếu phiếu bầu của số cử tri đặc biệt này được phân bổ đồng đều giữa ông Trump và bà Clinton khi đó, không loại trừ khả năng bà Clinton đã giành thắng lợi tại một số bang chiến trường chủ chốt như Wisconsin, Michigan và Pennsylvania, từ đó trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Mỹ.
Bước sang kỳ bầu cử Tổng thống năm 2020, tỷ lệ cử tri đặc biệt này trong tổng số cử tri đi bỏ phiếu đã giảm xuống còn 3%, một phần do khả năng gây phân hoá sâu sắc của cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm cầm quyền của Tổng thống Joe Biden, số cử tri đặc biệt này đã tăng vọt. Kết quả của phần lớn các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành trong tháng 4/2024 cho thấy 15-20% cử tri Mỹ không ủng hộ cả Tổng thống Joe Biden lẫn cựu Tổng thống Donald Trump.
Quyết định của nhóm cử tri đặc biệt này - hoặc miễn cưỡng bỏ phiếu cho một trong hai ứng viên, hoặc bầu cho ứng cử viên thứ ba, hoặc không đi bỏ phiếu - nhiều khả năng sẽ trở thành nhân tố quyết định kết quả bầu cử tại các bang chiến trường quan trọng vào tháng 11 tới. Theo cuộc thăm dò dư luận ngày 29/4 vừa qua của Đại học Monmouth, luật sư Robert Kennedy Jr. (nếu đủ điều kiện tranh cử) có thể chiếm tới 40% số phiếu bầu của nhóm cử tri này, số phiếu còn lại được phân bổ tương đối đồng đều cho ông Biden và ông Trump.
Hãng tin NBC ngày 4/5 dẫn một số nguồn giấu tên cho biết các nhóm hoạch định chiến lược tranh cử của Tổng thống đương nhiệm Biden và cựu Tổng thống Trump đều đang lên kế hoạch mở rộng phạm vi cạnh tranh với nhau trong năm bầu cử 2024, theo đó số bang chiến trường có thể nhỉnh hơn so với các kỳ bầu cử trước.
Đa số chuyên gia phân tích chính trường Mỹ cho rằng kết quả chung cuộc của cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 sẽ được định đoạt bởi kết quả bỏ phiếu tại 6 bang chiến trường: Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin. Ngoại trừ bang Nevada, tất cả các bang trên đều có thiên hướng bỏ phiếu cho phe Cộng hòa trong kỳ bầu cử năm 2016, nhưng sau đó lại ngả về phe Dân chủ trong năm bầu cử 2020 (truyền thông Mỹ gọi đó là hiện tượng “đổi màu bang”). Kết quả phần lớn các cuộc thăm dò dư luận trong vài tháng gần đây cho thấy ông Trump chiếm ưu thế tại cả 6 bang, song ông Biden đang từng bước thu hẹp cách biệt, thậm chí đã có lúc vươn lên dẫn trước ông Trump trong giai đoạn cuối tháng 3 vừa qua.
Theo NBC, đội ngũ tranh cử của ông Trump không “thỏa mãn” với việc giành chiến thắng tại các bang chiến trường chủ chốt và đang hướng sự chú ý đến một số bang vốn được cho là “thành trì vững chắc” của đảng Dân chủ. Trong cuộc họp kín hôm 1/5 của Ủy ban toàn quốc đảng Cộng hòa (RNC), một số cố vấn cao cấp và chuyên gia phân tích thống kê đã đưa ra những bằng chứng cho thấy phe ông Trump có khả năng làm “đổi màu” hai bang Minnesota và Virginia vào tháng 11 tới. RNC cũng thảo luận chi tiết về thông điệp chính trị, chiến thuật vận động và nguồn lực cần thiết để giành chiến thắng tại các bang này và nhiều khả năng sẽ có các bước triển khai đầu tiên trong những tuần tới.
Trong khi đó, đội ngũ tranh cử của Tổng thống Biden đã “rò rỉ” kế hoạch thách thức ông Trump và đảng Cộng hòa tại các bang South Carolina và Florida. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, ông Biden đã hai lần đến vận động tranh cử tại South Carolina, với hy vọng tái diễn kỳ tích của liên danh tranh cử Barack Obama - Joe Biden năm 2008. Năm 2020, ông Biden khởi động chiến dịch vận động tranh cử tại bang này từ tháng 9.
Triển vọng của ông Biden tại Florida, “bang nhà” của ông Trump, có phần không sáng sủa bằng, song các cố vấn của ông Biden cho rằng vấn đề quyền phá thai sẽ là “chìa khóa” để ông Biden củng cố vị thế ở bang này trong những tháng tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống J.Biden sẵn sàng tranh luận với đối thủ D.Trump
07:56' - 27/04/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/4 tuyên bố ông sẵn sàng tranh luận với cựu Tổng thống Donald Trump, mặc dù không nêu rõ thời gian cụ thể.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên D. Trump thu bộn tiền trong sự kiện gây quỹ
14:11' - 07/04/2024
Ngày 6/4, chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump cho biết đã thu về hơn 50 triệu USD chỉ trong một sự kiện gây quỹ diễn ra cùng ngày tại bang Florida Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59'
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55'
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01'
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.