Bầu không khí căng thẳng trước ngưỡng cửa Brexit
Một thỏa thuận được trưởng đoàn đàm phán EU, ông Michel Barnier cho là “rất khó” đạt được, nhưng “vẫn có thể xảy ra”. Cùng lúc đó, căng thẳng đang diễn ra tại Anh giữa những đòi hỏi độc lập của Scotland và nguy cơ bạo lực chính trị nổi lên tại Bắc Ireland.
Được biết, bản dự thảo thỏa thuận do Thủ tướng Anh Boris Johsnon nêu ra ngày 2/10, dự kiến thiết lập “hàng rào kép” (hải quan và thuế quan) tại biển Ireland và giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, là cơ sở cho các cuộc đàm phán trong tuần đàm phán quyết định giữa Anh và EU.
Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu tại hội nghị của đảng Bảo thủ tại Manchester, Tây Bắc Anh ngày 2/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc thảo luận được tái khởi động ngày 7/10 và sẽ tiếp tục diễn ra tại nhiều thủ đô của các nước thành viên EU cho tới Hội nghị Thượng đỉnh EU dự kiến diễn ra từ ngày 17-18/10. Theo đó, lãnh đạo các quốc gia châu Âu sẽ phải quyết định liệu các điều kiện đã hội đủ để chấp nhận một lần nữa lùi thời hạn Brexit, dự kiến ngày 31/10. Dự kiến sau gần 1 tuần, tức ngày 14/10, nữ Hoàng Anh sẽ có một bài phát biểu rất được trông đợi tại Westminster, trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Anh dự kiến cũng muốn đưa ra một thông báo về thỏa thuận với EU.
Ông Boris Johnson đã luôn hứa hẹn về một Brexit nhất thiết là ngày 31/10, vậy mà, trong tuần qua, lần đầu tiên ông ta đã nêu ra khả năng nhượng bộ lời đề nghị lùi thời hạn Brexit, cũng như luật mới được các nghị sỹ Anh thông qua, về mặt lý thuyết buộc Thủ tướng Anh tuân thủ. Trong số báo ra ngày 5/10, tờ Daily Telegraph đã một lần nữa nếu ra khả năng Hungary của ông Viktor Orban tới giải cứu cho Broris Johnson. Sự phủ quyết của duy nhất một quốc gia thành viên EU liệu có đủ để chặn yêu lùi thời hạn Brexit của Anh và theo đó tạo ra một Brexit đột ngột. Với một quyết định như vậy từ phía chính quyền Budapest, Brexit cuối cùng đã được quyết định. Tuy nhiên, dường như hậu quả của nó quá nặng nề, vì vậy khả năng cao khó có thể xảy ra. Tuy vậy, nó cũng cho thấy mức độ căng thẳng đang bao trùm toàn châu lục khi thời hạn Brexit đang cận kề.
Bầu không khí căng thẳng cũng phủ khắp nước Anh. Ngày 5/10 vừa qua, hàng nghìn người biểu tình ủng hộ sự độc lập của Scotland đã tụ tập tại Edingbourg để bày tỏ ý muốn rời khỏi Anh do Brexit. Tại Bắc Ireland, tình hình còn căng thẳng hơn do bạo lực chính trị có thể tái diễn, giới chức an ninh nước này đã ghi nhận được hiện tượng này từ nhiều tháng qua. Theo báo Belfast Telegraph, số vụ phạm tội do lực lượng bán vũ trang gây ra (3 vụ từ 30/09/2018 tới 1/10/2019) đã tăng gấp 3 lần từ 2 năm nay. Mối đe dọa về sự lặp lại tình trạng căng thẳng chính trị đã được cảnh sát Bắc Ireland cảnh báo ở mức cao nhất. Vấn đề đường biên giới Ireland là trọng tâm của các cuộc thương lượng về Brexit, do nguy cơ bạo lực trở lại vì việc thiết lập một đường biên giới vật lý giữa 2 miền Ireland, nhưng cũng bởi vì sự ra đi của Anh khiến đường biên giới trở thành một điểm nhạy cảm vì duy trì thị trường chung. Trong một báo cáo công bố ngày 19/09, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng cảnh báo về tác động kinh tế mà một Brexit không thỏa thuận có thể gây ra, đặc biệt là đối với Cộng hòa Ireland, được cho là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với tăng trưởng thụt lùi, ước ở mức 1,5% trong năm 2020 và năm 2021./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Brexit giữa Anh và EU có nguy cơ đổ vỡ
10:47' - 09/10/2019
Các cuộc đàm phán giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) về việc London rời EU, còn gọi là Brexit, đứng trước nguy cơ đổ vỡ trong ngày 8/10.
-
Tài chính
Anh điều chỉnh cơ chế thuế quan phòng trường hợp Brexit không thỏa thuận
18:33' - 08/10/2019
Anh đã điều chỉnh cơ chế thuế quan và cơ chế mới này sẽ có hiệu lực trong trường hợp nước này rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.