BDI: Kinh tế Đức dự kiến tăng trưởng 3,5% trong năm 2021
Song nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ chỉ có thể trở lại mức trước đại dịch COVID-19 cho đến năm 2022.
Dự báo của BDI kém lạc quan hơn so với ước tính hồi tháng 10/2020 của Chính phủ, trong đó Berlin dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ phục hồi với mức tăng trưởng 4,4%.
Chủ tịch BDI Siegfried Russwurm cho biết nền kinh tế Đức sẽ không thể trở lại mức trước khủng hoảng vào năm 2021 do làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19. Song ông Russwurm bày tỏ hy vọng kinh tế Đức sẽ làm được điều này trong nửa đầu năm 2022.
BDI kỳ vọng lĩnh vực công nghiệp chuyên phục vụ xuất khẩu của Đức sẽ thúc đẩy đà phục hồi kinh tế trong năm nay, nhờ triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 được cải thiện. Bên cạnh đó, BDI dự báo hoạt động xuất khẩu của nước này sẽ tăng 6% trong năm nay, sau khi giảm khoảng 11% vào năm 2020.
Ông Russwurm nói rằng việc ông Joe Biden đắc cử trở thành Tổng thống Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giải pháp đa phương và các sáng kiến chung, hỗ trợ cạnh tranh bình đẳng trên thị trường quốc tế.
Người đứng đầu BDI cũng cho rằng các công ty Đức sẽ được hưởng lợi từ cả Trung Quốc, động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, và một hiệp ước đầu tư giữa quốc gia châu Á này với Liên minh châu Âu (EU).
Ngoài ra, BDI kêu gọi Chính phủ Đức tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong thập kỷ tới, cắt giảm thuế doanh nghiệp và giảm thiểu những hạn chế cho các công ty đang cố gắng đổi mới.
Hiệp hội này cũng cảnh báo rằng mức phí phát thải mới được đưa ra có thể buộc các ngành sử dụng nhiều năng lượng phải chuyển đến các nước khác có chính sách bảo vệ môi trường ít nghiêm ngặt hơn. Do đó, Berlin nên cân nhắc một "cơ chế điều chỉnh" để tránh tình trạng nhân công Đức bị mất việc làm.
Văn phòng Thống kê Liên bang Đức sẽ công bố ước tính GDP sơ bộ cho cả năm 2020 vào ngày 14/1. Chính phủ sau đó sẽ cập nhật dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2021 vào cuối tháng này./.
- Từ khóa :
- BDI
- kinh tế Đức
- Hiệp hội Công nghiệp Đức
Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường ô tô Đức giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm
08:00' - 09/01/2021
Trong năm 2020, thị trường ô tô của Đức đã sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nước Đức thống nhất (năm 1990), với sản lượng và doanh số bán hàng giảm đáng kể do tác động của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến
DIW: Nền kinh tế Đức không thể sớm thoát khỏi khủng hoảng
11:04' - 02/01/2021
Theo Chủ tịch DIW, những dự báo kinh tế được đưa ra dựa trên nhận định rằng đại dịch COVID-19 sẽ nhanh chóng kết thúc và kinh tế sẽ phục hồi trong năm 2021 này sẽ chỉ là ảo tưởng.
-
Kinh tế & Xã hội
Hãng dược của Đức cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung vắc-xin COVID-19
06:00' - 02/01/2021
Hãng dược BioNTech của Đức cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung vắc-xin phòng COVID-19 cho đến khi các loại vắc-xin khác được lưu hành trên thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng A.Merkel: Đức đối mặt với khó khăn kéo dài sang năm 2021
13:15' - 31/12/2020
Theo Thủ tướng Angela Merkel, khủng hoảng dịch COVID-19 chưa từng có trong lịch sử nước Đức có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2021, ngay cả khi các loại vaccine phòng dịch mang lại hy vọng nhất định.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Học giả Singapore ấn tượng về những thành công của Việt Nam
12:21'
Trong 5 năm qua và gần nhất là năm 2020, vị thế của Việt Nam được thể hiện rõ với 3 điểm nhấn: đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN; ủy viên không thường trực HĐBALHQ; chủ trì lễ ký kết RCEP.
-
Ý kiến
Keidanren: Tăng lương cơ bản trên diện rộng là “không thực tế" trong bối cảnh COVID-19
07:00'
Theo Tổ chức Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), việc tăng lương cơ bản trên tất cả các lĩnh vực là “không thực tế” giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 gây thiệt hại lớn với một số lĩnh vực.
-
Ý kiến
Truyền thông New Zealand: Thời điểm thịnh vượng của Việt Nam
18:16' - 19/01/2021
Theo trang asiamediacentre.org.nz (New Zealand), Việt Nam gần đây nổi lên là nước châu Á mới nhất có vị thế ngày càng vững chắc trong khu vực và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao trong tương lai.
-
Ý kiến
3 bài học nổi bật từ dịch COVID-19 theo đánh giá của WHO
10:39' - 19/01/2021
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã để lại 3 bài học cho tất cả các nước thành viên của WHO cũng như Liên hợp quốc (LHQ).
-
Ý kiến
Mỹ: Bộ quy tắc của Australia có thể gây “hậu quả tiêu cực” cho các công ty công nghệ
10:23' - 19/01/2021
Trong bức thư gửi Thượng viện Australia, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho rằng dự thảo bộ quy tắc của Australia "được soạn thảo một cách mơ hồ và khó hiểu".
-
Ý kiến
Cơ bản hoàn thành việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho Trung tâm Báo chí Đại hội XIII của Đảng
21:02' - 18/01/2021
Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trả lời TTXVN về việc tuyên truyền cho Đại hội; điều kiện tác nghiệp, cơ sở vật chất của Trung tâm Báo chí Đại hội.
-
Ý kiến
Truyền thông quốc tế: Kinh tế Việt Nam vững vàng trong đại dịch COVID-19
13:59' - 18/01/2021
Báo chí nước ngoài tiếp tục phản ánh những thành công kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh thế giới gặp nhiều khó khăn bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Ý kiến
Giám đốc VERI Nhật Bản: "Thành công của Việt Nam rất thần kỳ"
12:02' - 18/01/2021
"Dưới góc nhìn của người dân Nhật Bản, thành công của Việt Nam là rất thần kỳ. Việt Nam đã để lại ấn tượng trong cộng đồng quốc tế là một đất nước an toàn, tiềm năng kinh tế lớn"
-
Ý kiến
Phát triển kinh tế tuần hoàn: Gỡ rào cản bằng thể chế và công cụ kinh tế
12:31' - 17/01/2021
Kinh tế tuần hoàn là xu hướng giúp giải quyết tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường nhưng việc phát triển mô hình kinh tế này tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều rào cản.