Bế mạc Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, sau hai ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình Phiên họp thứ 43.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị hồ sơ tài liệu các nội dung trình tại phiên họp; Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội đã tích cực thảo luận, góp ý kiến về các dự án luật giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hiệu quả hơn; đồng thời ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch bệnh của Văn phòng Quốc hội, giúp phiên họp được tiến hành an toàn.
Kết thúc phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan triển khai các kết luận của từng nội dung để thực hiện các bước tiếp theo, nhất là nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý 7 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp tới.Trong đầu tháng Tư (dự kiến từ ngày 6-8/4/2020), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nhưng không họp tập trung mà tiến hành họp trực tuyến thông qua phần mềm được cài đặt trên máy tính bảng (IPAD) đã trang bị cho đại biểu Quốc hội.
Để tổ chức Hội nghị thành công, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan khẩn trương hoàn thiện, sớm gửi tài liệu của 5 dự án luật sẽ được thảo luận tại Hội nghị để đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị nội dung tham gia được chất lượng.Văn phòng Quốc hội cần chuẩn bị tốt các điều kiện bảo đảm về trang thiết bị, đường truyền… và kịp thời hướng dẫn về cách thức tham gia để phục vụ tốt cho Hội nghị.
Phiên họp thứ 44 (dự kiến được tổ chức vào tháng 4/2020) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến có khá nhiều nội dung, cần được các cơ quan tích cực chuẩn bị.Vừa qua, Chính phủ đề nghị bổ sung một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ xem xét kỹ lưỡng về tính cấp thiết, cũng như khả năng chuẩn bị trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 hiện nay để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định việc bổ sung hay rút gọn chương trình làm việc tại kỳ họp tới.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong trường hợp đầu tháng 4 tới tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận, quyết định thời gian tổ chức kỳ họp. Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh Chính phủ vừa qua đã có chỉ đạo kiểm tra, rà soát không để người mắc, nghi mắc COVID-19 từ nước ngoài về nước lan rộng ra cộng đồng. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, những ngày gần đây, dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tính đến sáng 25/3 nước ta đã có 134 ca mắc bệnh.Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian tới cần thực hiện tốt các quy định pháp luật, theo dõi và chấp hành đúng các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các khuyến cáo của ngành y tế; hạn chế ra đường, tuân thủ việc không tập trung đông người, phải đeo khẩu trang nơi công cộng.
Theo Chủ tịch Quốc hội, tiếp tục chỉ đạo, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong bộ máy nhà nước, tất cả các công việc phải được tiến hành trôi chảy, theo kế hoạch, có điều chỉnh phương pháp làm việc cho phù hợp.Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải quán triệt tinh thần này. Những công việc từ nay đến tháng 5 tới vẫn phải được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo, điều hành, phục vụ nhân dân qua dịch vụ công trực tuyến, hạn chế các cuộc họp, làm việc đông người. Bên cạnh công tác phòng, chống dịch, cần thực hiện những giải pháp phù hợp để ổn định kinh tế - xã hội, nhất là thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết vấn đề xâm nhập mặn, hạn mặn, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm đời sống cho nhân dân. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong điều kiện hiện nay, sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định, nhất là chăm lo đời sống nhân dân. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội tiếp tục theo dõi, nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ để có những đề xuất kịp thời, hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội (trong đó lưu ý xử lý các vấn đề của người dân, doanh nghiệp… theo đúng quy định của pháp luật). * Về dự án Luật Biên phòng Việt Nam Trước đó, sáng cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Dự thảo Luật gồm 7 Chương, 34 Điều.Ngày 20/3/2020, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Biên phòng Việt Nam.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với nội dung nêu trong Tờ trình và Dự thảo của Chính phủ; đồng tình với các ý kiến thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Quốc phòng-An ninh và một số ý kiến phát biểu.Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh, đây là vấn đề lớn quyết định tới kết cấu và toàn bộ nội dung của dự thảo, cần nghiên cứu, đánh giá thật kỹ. Nội dung này được nhiều ý kiến quan tâm và cũng có ý kiến khác nhau.
Việc xây dựng dự án luật với tên gọi “Luật Biên phòng Việt Nam” và mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng là phù hợp.
Tuy nhiên, với tên gọi và phạm vi điều chỉnh đã được xác định, luật cần quy định tổng thể các vấn đề có liên quan đến biên phòng.
Công tác biên phòng là bộ phận trong công tác quốc phòng, bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia, nhiệm vụ có sự tham gia của nhiều lực lượng khác tại khu vực biên giới và được quy định ở nhiều luật khác nhau. Do đó, vấn đề này cần được nghiên cứu, rà soát thật kỹ.
Về tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, vấn đề liên quan đến tên gọi và phạm vi điều chỉnh, báo cáo thẩm tra sơ bộ và nhiều ý kiến thảo luận cũng đề nghị làm rõ.Sơ bộ có thể thấy rằng, ngoài Luật Biên giới quốc gia, hiện có tới 10 đạo luật có các quy định liên quan tới hoạt động biên phòng, do đó các quy định của dự án luật cần được rà soát thật kỹ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định có liên quan, xác định rõ mối quan hệ giữa luật này với các luật khác, nhất là với Luật Biên giới quốc gia.
Về giải thích từ ngữ, dự thảo luật giải thích hai cụm từ “Biên phòng” và “Thực thi nhiệm vụ biên phòng”, trong đó khái niệm “Biên phòng” là vấn đề cơ bản bởi sẽ quyết định đến kết cấu, nội dung, bố cục của luật.Từ đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại các nội dung giải thích từ ngữ để đảm bảo tính hợp lý.
Về nhiệm vụ biên phòng, lực lượng, biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng ở Chương II, đây là chương rất quan trọng thể hiện việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật.Về bản chất, chương này phải làm rõ quy định rành mạch các nội dung về nhiệm vụ biên phòng, lực lượng, biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng để từ đó phân tích được phạm vi giữa Luật Biên phòng Việt Nam với Luật Biên giới quốc gia và các luật khác.
Nội dung Hợp tác quốc tế về Biên phòng, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị rà soát lại các nội dung của chương này đảm bảo tính thống nhất với pháp luật và ký kết điều ước quốc tế phù hợp với các luật khác; có ý kiến đưa vào 1 chương, có ý kiến đưa vào một mục của chương II.Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ban soạn thảo nghiên cứu, phối hợp cùng cơ quan thẩm tra.
Chương IV về Lực lượng Bộ đội Biên phòng kế thừa Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, đồng thời bổ sung nhiều nội dung mới cho phù hợp với thực tiễn.Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ, nhất là các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng, phân định rõ nhiệm vụ, chức năng của Bộ đội Biên phòng với các lực lượng khác, nhất là với Công an, Hải quan, Cảnh sát biển…
Ngoài các vấn đề trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát kỹ về tính khả thi, hợp lý đối với các quy định bảo đảm chế độ, chính sách về Biên phòng, trách nhiệm các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng, rà soát thật kỹ về bố cục, kỹ thuật văn bản để hoàn chỉnh thêm. Trên cơ sở các ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến hoàn thiện dự án luật, chỉnh lý nội dung để chính thức trình Quốc hội. Ủy ban Quốc phòng-An ninh tổ chức thẩm tra chính thức gửi ra Quốc hội trình theo đúng quy định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 23/3, khai mạc Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
08:13' - 22/03/2020
Theo thông cáo của Văn phòng Quốc hội, từ ngày 23-25/3, Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác nhân sự
16:12' - 24/02/2020
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 909/NQ-UBTVQH14 ngày 19/2/2020 về việc phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về công tác nhân sự
15:05' - 03/02/2020
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành một số nghị quyết về công tác nhân sự.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
34 Thuế tỉnh chính thức vận hành theo mô hình mới từ ngày 1/7
11:17'
Sáng 1/7, Cục Thuế đã tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ của Cục Thuế (Bộ Tài chính) nhằm triển khai mô hình tổ chức mới của ngành thuế từ ngày 1/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Trụ đỡ cho doanh nghiệp phát triển
11:15'
Việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp được kỳ vọng sẽ đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả quản lý; đồng thời, tạo hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy mới, tư duy mới và khát vọng mới
08:14'
Hôm nay 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại toàn bộ 34 tỉnh, thành phố chính thức đồng loạt vận hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng lòng để thực hiện bước đi lịch sử
08:13'
Ngày 1/7/2025, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố - một chỉnh thể hành chính mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - chính thức được khởi động.
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý tài sản công
21:35' - 30/06/2025
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 193/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền
21:34' - 30/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 1417/QĐ-TTg ngày 30/6/2025 thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấy ý kiến để Luật Thương mại điện tử phù hợp thực tiễn
20:59' - 30/06/2025
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất tư tưởng và nhận thức, sức mạnh của hệ thống chính trị
20:59' - 30/06/2025
Ngày 30/6, Lào Cai công bố Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập tỉnh Lào Cai mới.trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm 2 Bí thư Tỉnh uỷ làm cán bộ cấp Thứ trưởng
20:29' - 30/06/2025
Chiều 30/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị công bố và trao các quyết định bổ nhiệm hai Bí thư Tỉnh uỷ làm cán bộ cấp Thứ trưởng.