Bên lề kỳ họp Quốc hội: Sửa đổi Luật Đường sắt để thu hút đầu tư
Sau 10 năm đi vào cuộc sống, Luật Đường sắt được lấy ý kiến để sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Bên lề Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Đoàn Long An) về việc cần thiết phải sửa đổi của Luật Đường sắt trong giai đoạn hiện nay.
BNEWS: Ông đánh giá thế nào về giao thông đường sắt hiện nay và Luật Đường sắt cần sửa đổi ở những điểm gì?
Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn: Như chúng ta đã biết, suốt thời gian qua ngành đường sắt là giao thông chính của đất nước.
Mặc dù kinh tế nước ta phát triển qua nhiều giai đoạn nhưng ngành đường sắt vẫn “giậm chân tại chỗ”, thậm chí còn tụt hậu so với các nước trong khu vực.
Theo đánh giá, kể từ 10 năm trở lại đây ngành đường sắt hầu như không có sự phát triển, nguyên nhân một phần là cơ chế, chính sách chưa quan tâm đến ngành này. Do đó, việc sửa đổi Luật Đường sắt lần này sẽ tạo ra những cơ chế, chính sách để làm sao khuyến khích thu hút được đầu tư vào ngành này.
Hiện giao thông đường sắt vẫn là phương tiện vận chuyển hàng hóa và người rất tốt. Các nước xung quanh đã phát triển đường sắt khổ 1,435m. Do đó, Việt Nam muốn kết nối giao thông với các nước lân cận cũng phải đầu tư cùng hệ thống như thế.
Tuy nhiên, trong Luật Đường sắt hiện nay tôi vẫn băn khoăn về quy định khổ đường sắt khi vẫn chưa rõ ràng giữa khổ 1,435m và 1m, như vậy là không đồng bộ.
Do đó, chúng ta phải có chính sách cụ thể từ nay đến giai đoạn nào thì đầu tư nâng cấp sửa đổi khổ đường sắt 1m và 1,1m.
Và đến giai đoạn nào thì đầu tư nâng cấp đồng bộ lên khổ 1,435m. Như vậy, mới phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế, đáp ứng được tính liên kết vùng và kết nối với các nước lân cận.
BNEWS: Luật Đường sắt hiện đang xây dựng chủ trương kêu gọi thu hút đầu tư nhưng đến năm 2020 mới thực hiện. Vậy theo ông, việc kêu gọi thu hút đầu tư vào ngành đường sắt hiện có quá muộn không?
Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn: Trong bối cảnh hiện đường sắt của nước ta vẫn chủ yếu là khổ 1m và 1,1m, theo đánh giá thì đây là khổ đường ray lạc hậu nhất trên thế giới.
Việc chỉnh sửa Luật Đường sắt lần này nhằm đưa cơ chế chính sách để thu hút đầu tư cho ngành đường sắt phát triển là rất cần thiết.
Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách hiện nay rất khó khăn, nếu đầu tư đồng bộ từ khổ 1m lên 1,435m lại càng khó khăn, không có vốn đầu tư. Do đó, cũng có thể chúng ta đầu tư từng bước, từng giai đoạn.
Tóm lại, để phát triển ngành đường sắt thì nhà nước cần có chính sách phù hợp theo xu thế, đạt tiêu chuẩn của quốc tế. Bên cạnh đó, muốn kêu gọi thu hút đầu tư vào ngành đường sắt thì cũng phải có cơ chế, đồng thời tiêu chuẩn cũng phải đáp ứng với tiêu chuẩn quốc tế thì nhà đầu tư mới hướng tới.
BNEWS: Theo ông, cần phải có giải pháp gì để kêu gọi thu hút đầu tư vào ngành đường sắt?
Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn: Thực tế, hiện nay chúng ta đã xã hội hóa được lĩnh vực đường bộ, đường hàng không. Hy vọng, thời gian tới chúng ta sẽ xã hội hóa được ngành đường sắt.
Tuy nhiên, vấn đề xã hội hóa và kêu gọi các nhà đầu tư trong lĩnh vực đường sắt hiện nay rất khó bởi vấn đề quan trọng là hoàn vốn lại cho nhà đầu tư.
Cho nên, tôi cho rằng nhà nước phải đặc biệt quan tâm, đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư cho ngành đường sắt phát triển.
Việc sửa đổi Luật Đường sắt lần này cũng cần hướng đến việc xã hội hóa nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ cho ngành đường sắt.
Trước mắt, cần nâng cấp các tuyến đường hiện có; khi đầu tư mới thì phải đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nếu kêu gọi đầu tư vào ngành đường sắt thì hiện chỉ có thể kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ như nhà ga, trạm dừng.
Bởi khi đầu tư vào đó thì các dịch vụ kèm theo mới tạo nguồn thu cho doanh nghiệp. Còn nếu kêu gọi đầu tư vào tuyến đường sắt thì rất khó vì không có nguồn thu./.
BNEWS: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Bảo đảm quản lý chặt chẽ tài sản công
20:54' - 10/11/2016
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, chiều 10/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn
09:54' - 10/11/2016
Sáng 10/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người dân
18:47' - 09/11/2016
Chiều 9/11, các đại biểu làm việc tại hội trường nghe Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV: Trao thêm cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
17:19' - 09/11/2016
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế đã được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt còn hơn 5.000 điểm giao cắt không có người gác
15:43' - 26/10/2016
Theo ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, vì chi phí cao nên không thể đường ngang nào cũng có gác chắn.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao chọn xây dựng đường bộ cao tốc thay vì đường sắt tốc độ cao?
19:00' - 20/10/2016
Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) chia sẻ với BNEWS/TTXVN câu chuyện chọn xây dựng đường bộ cao tốc trước thay vì xây dựng đường sắt tốc độ cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.