Bên lề Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV: Quản lý hiệu quả nợ công theo hướng kiểm soát chặt
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều 30/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật quản lý nợ công (sửa đổi) và dự án Luật tố cáo (sửa đổi). Cho ý kiến về Luật quản lý nợ công, bên lề Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả nguồn vốn vay.
* Thống nhất đầu mối trả nợ công Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho biết, theo quy định, việc quản lý nguồn vốn vay được giao cho ba cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng các cơ quan này chỉ chú trọng đến việc vay vốn chứ chưa tính đến phương án trả nợ và đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể việc này.Đây chính là bất cập lớn dẫn đến tình trạng nợ công đã gần chạm trần (63,7% GDP). Trong dự thảo Luật quản lý nợ công (sửa đổi), quan điểm của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nên tập trung cho một đầu mối là rất khoa học.
Một đầu mối nghĩa là một cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm đến cùng khoản vốn vay, cơ quan đó cũng quyết định việc đi vay thế nào và đầu tư vào đâu. Cụ thể, nếu vay bảo lãnh để cho vay lại, Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm; vay về đầu tư công, Bộ Tài chính phải đứng ra làm đầu mối…
Đối với những khoản vay bảo lãnh, cơ quan bảo lãnh phải đảm bảo tránh nhiệm trong việc đứng ra trả nợ. Về khoản này, theo đại biểu Cường, Chính phủ nên giao cho Ngân hàng Nhà nước trách nhiệm trả nợ nếu đơn vị bảo lãnh không trả được chứ không được lấy tiền từ ngân sách để trả nợ công.Với những dự án vay để đầu tư hạ tầng nằm trong chương trình đầu tư công của Chính phủ, Chính phủ sẽ phải trả; Bộ Tài chính cân nhắc xem nguồn thu ngân sách nếu có thể trả được, đồng thời chịu trách nhiệm đứng ra vay, bố trí nguồn thu ngân sách để trả. Như vậy, nguồn vốn vay sẽ đảm bảo hiệu quả và không xảy ra tình trạng khủng hoảng nợ công.
* Theo dõi khoản nợ công để thanh toán Chia sẻ những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho hay, Luật quản lý nợ công năm 2016 (sửa đổi) lần này đã đưa vào nhiều điều khoản chi tiết để phù hợp với Luật ngân sách Nhà nước năm 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật tổ chức Chính phủ và các Luật ban hành khác, trong đó quy định khoản nợ công gồm những khoản nào một cách chặt chẽ.Cụ thể, trong điều khoản của Luật quy định, nợ công gồm có 3 khoản: nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo đại biểu, thông thường nợ công được tính trên GDP, nếu làm GDP tăng trưởng theo kế hoạch đề ra, nợ công sẽ giảm dần.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng nêu rõ: Luật quản lý nợ công (sửa đổi) bàn rất nhiều nội dung, trong đó có đề cập đến nguyên nhân cấu thành nợ công, đó là nợ bảo lãnh của Chính phủ, điều mà trước đây Luật quản lý nợ công rất ít khi bàn đến nên thiếu đi những cơ chế ràng buộc.Nếu không bảo lãnh, nợ công không tăng và hiện bảo lãnh của Chính phủ chiếm tới 18% trong tổng số nợ công. Theo đại biểu, Chính phủ cần nhanh chóng cắt giảm đối đa mức bảo lãnh của mình, giao trách nhiệm tự chủ đó cho chủ doanh nghiệp.
Chính phủ chỉ nên bảo lãnh vốn vay của quốc gia, những khoản có tính lan tỏa liên quan đến sự phát triển chung của đất nước. Khoản nợ chính quyền địa phương, tuy chỉ chiếm 1,5% (khoảng 45.000 tỷ đồng) nhưng phải quản lý chặt chẽ, tránh trường hợp ảnh hưởng đến ngân sách của địa phương vốn đã rất eo hẹp.
Để quản lý hiệu quả nguồn vốn vay, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc quản lý nợ công, nhất là Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nơi phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để tạo ra nguồn thu cho ngân sách.Để làm tốt điều này, Bộ Tài chính phải là cơ quan theo dõi khoản nợ để thanh toán, nghĩa là tạo ra sự liên kết từ khâu phân bổ để nguồn vốn được đưa vào các dự án hiệu quả, đó là mục tiêu được đặt lên hàng đầu.
“Nợ công tăng nhanh sẽ tạo cầu vốn trên thị trường. Nhu cầu vay của Chính phủ ngày càng tăng khiến cầu vốn tăng, kéo theo lãi suất được nâng cao. Giải quyết nợ công theo hướng kiểm soát chặt chẽ góp phần giảm chi phí xã hội và chi phí lãi vay, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp”, đại biểu Trần Hoàng Ngân khẳng định./.Xem thêm:
>>Nhiều ý kiến đóng góp vào dự án Luật quản lý nợ công và dự án Luật tố cáo (sửa đổi)
>>Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV: Phân rõ trách nhiệm cho từng đơn vị vay vốn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Giao thông đường sắt có vai trò quan trọng
16:15' - 30/05/2017
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, sáng 30/5, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xúc tiến dự án xây dựng tòa nhà Quốc hội Lào
15:09' - 30/05/2017
Hiện chính phủ Việt Nam đã giao cho Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư và đơn vị thi công là Binh đoàn 11 (Bộ Quốc phòng) xây dựng tòa nhà Quốc hội Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Độc quyền kéo dài, ngành đường sắt tụt hậu
13:38' - 30/05/2017
Điều các đại biểu quốc hội đặc biệt quan tâm là chính sách phát triển đường sắt và những ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Nhiều băn khoăn quy định về đô thị du lịch
22:01' - 29/05/2017
Liên quan đến nội dung về đô thị du lịch, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước
14:47' - 29/05/2017
Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay tài sản công đang được ghi nhận và quản lý là khoảng 2,56 triệu tỷ đồng, tương đương chỉ khoảng 12-15% giá trị tài sản công thực tế của quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Gắn trách nhiệm với người đứng đầu tập thể
14:31' - 29/05/2017
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, phóng viên TTXVN đã ghi lại những ý kiến của các đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề về Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
10:31'
Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 vừa được công bố cho thấy người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, thị trường
10:26'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sáng 6/4, Thủ tướng nhấn mạnh bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường.