Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước
Sáng 29/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi). Các đại biểu nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật là cần thiết và cấp bách để quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, Ban soạn thảo và Cơ quan thẩm tra cần quy định cụ thể hơn một số nội dung về cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước, rà soát các quy định trong dự án Luật với một số luật liên quan như Luật Đất đai để tránh sự trùng lắp, mâu thuẫn.
Trao đổi với phóng viên bên lề Kỳ họp sáng 29/5, đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hoá) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, tài sản thuộc ngân sách nhà nước giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị lực lượng vũ trang hàng năm rất lớn.
Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành, việc ghi nhận và quản lý giá trị tài sản này rất khiêm tốn. Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay tài sản công đang được ghi nhận và quản lý là khoảng 2,56 triệu tỷ đồng, tương đương chỉ khoảng 12-15% giá trị tài sản công thực tế của quốc gia.
Vì thế, việc ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) nhằm quản lý, ghi nhận, sử dụng có hiệu quả hơn tài sản được hình thành, có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công là cần thiết và cấp bách trong điều kiện hiện nay.
Bởi, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công phù hợp với công năng mà mục tiêu ban đầu sẽ là cơ sở đảm bảo hoàn trả nợ công và giảm nợ công.
Để làm được điều này, cần thống kê, đánh giá được tài sản công hiện nay đang nằm ở đâu và cơ quan quản lý chịu trách nhiệm như thế nào. Người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về tài sản công đã được Chính phủ, Nhà nước chuyển giao. Tài sản công, mục đích sử dụng tài sản công phải được công khai để người dân được biết.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, dự án Luật cần quy định chế độ quản lý đối với một số tài sản đặc biệt như sân bay, bến cảng, bến tàu, các trụ sở của Đảng, Nhà nước, tiền kho dự trữ quốc gia… Các tài sản này cần áp dụng quy chế đặc biệt, giống như quản lý vũ khí, khí tài, các phương tiện quân sự phục vụ quốc phòng an ninh.
Ban soạn thảo và Cơ quan thẩm tra cũng cần nghiên cứu quy định về chế độ sử dụng, quản lý đối với đất đai phục vụ cho quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, cần rà soát các quy định của dự án Luật này với Luật Đất đai để tránh hiện tượng trùng lắp, mâu thuẫn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Gắn trách nhiệm với người đứng đầu tập thể
14:31' - 29/05/2017
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, phóng viên TTXVN đã ghi lại những ý kiến của các đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề về Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Phòng, chống tham nhũng trong sử dụng tài sản công
14:11' - 29/05/2017
Sáng 29/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Chính phủ trình dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung của dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV: Khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế
20:56' - 26/05/2017
Liên quan đến vấn đề nợ xấu, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng đây là "cục máu đông", điểm nghẽn trong nền kinh tế, làm hạn chế khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Phát triển an toàn, bền vững hệ thống tổ chức tín dụng
20:37' - 26/05/2017
Chiều 26/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV: Kỳ vọng sẽ xử lý hết nợ xấu nhờ Nghị quyết mới
19:43' - 26/05/2017
Nhiều ý kiến cho rằng khi Nghị quyết về xử lý nợ xấu được thông qua, dự kiến toàn bộ phần nợ xấu sẽ được xử lý xong trong 3 - 4 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.