Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khoá XIV: Phải cân đối được nguồn vốn cho dự án
Liên quan đến dự án đoạn Dầu Giây - Phan Thiết, ngoài dự án đang chuẩn bị triển khai thì vẫn còn 2 tuyến đường hiện đang vẫn lưu thông là Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh.
Như vậy, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông từ Tp. Hồ Chí Minh đến Phan Thiết sẽ bị phân chia bởi có 3 tuyến đường đi chuyển. Theo tính toán của các nhà đầu tư, với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ít thì dẫn đến nguồn thu thấp. Đây chính là bài toán về tài chính đối với các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hiện nay chu kỳ cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng vào khoảng 20 năm cho một dự án. Đối với những dự án có vòng đời trên 20 năm thì các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay. Đây chính là lý do mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước không mặn mà đối với các dự án này, bởi họ nhìn thấy hiệu quả đầu tư không cao. Do đây là tuyến đường huyết mạch quan trọng nên Chính phủ đã đề nghị chuyển đổi hình thức đầu tư từ đầu tư PPP sang hình thức đầu tư công tại một số đoạn do không kêu gọi được nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu thực hiện đầu tư công cho các đoạn này thì Chính phủ cũng cần phải nghiên cứu thật kỹ về nguồn vốn. Bởi hiện nay, nguồn ngân sách vẫn còn eo hẹp, bên cạnh đó đại dịch COVID-19 cũng làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước ta. Nói về hiệu quả đầu tư tại các dự án này, tôi cho rằng trước mắt chưa đem lại hiệu quả vì chưa kết nối được toàn tuyến. Bản chất hiện nay chúng ta đã có Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đã được đầu tư trước đó và đang sử dụng rồi. Nhưng quan điểm của tôi cho rằng, chủ trương dùng vốn ngân sách để đầu tư cho các đoạn chưa thu hút được nhà đầu tư là đúng, nhưng đòi hỏi Chính phủ phải cân đối được nguồn vốn cho các dự án này. Hiện Quốc hội cũng đang thảo luận về Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. * Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Đoàn Quảng Trị): Minh bạch năng lực của nhà thầu Đối với dự án đường cao tốc Bắc - Nam, mặc dù có 7/8 đoạn đã có nhà đầu tư qua vòng sơ tuyển. Theo đánh giá của Chính phủ, những nhà đầu tư này có năng lực thi công tốt, nhưng một số nhà đầu tư huy động nguồn lực hạn chế. Bên cạnh đó, mục tiêu là muốn đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư, góp phần tăng trưởng GDP. Đó là 2 lý do quan trọng nhất.Hai mục tiêu đấy tôi rất đồng tình, nhưng vấn đề đặt ra là chưa tổ chức đấu thầu thì làm sao biết đủ năng lực hay không? Chúng tôi đã trao đổi với các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư vẫn thấy rằng đã cam kết thì phải thực hiện. Không thực hiện được thì vi phạm hợp đồng, mất đặt cọc. Đó là một trong những lý do tôi cho rằng phải minh bạch chỗ này.
Vấn đề tiếp theo nữa, từ xưa đến nay chúng ta rất muốn làm Luật PPP để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Một là thu hút tăng nguồn lực tài chính; thứ 2 là tăng năng lực quản trị tốt hơn để hiệu quả hơn, minh bạch hơn. Hiện Quốc hội cũng đang bàn thảo và dự kiến sẽ thông qua Luật PPP. Trên thực tế, Chính phủ cho rằng, đầu tư công sẽ nhanh hơn đầu tư theo hình thức PPP. Nhưng tôi thì lại nghĩ không phải như vậy. Vì trên thực tế thời gian qua, hầu như và gần như tất cả các dự án đầu tư công đều chậm tiến độ. Trong khi đó, khi nhà đầu tư đấu thầu theo hình thức PPP rồi thì người ta triển khai rất nhanh. Cơ chế của người ta tự quyết được vì tiền của người ta. Thực tế, một số dự án của tư nhân đầu tư như: sân bay Vân Đồn họ làm rất nhanh./.Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.