Bên lề Quốc hội: Tăng lương là đầu tư cho phát triển
Trình bày Báo cáo thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, về chi cải cách tiền lương, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng từ năm 2020.
Bên hành lang Quốc hội hôm nay (22/10), đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, đề xuất tăng lương năm 2020 của Chính phủ là rất phù hợp.Theo Nghị quyết của Quốc hội, đến năm 2020 (trước khi thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương của năm 2021) sẽ điều chỉnh nâng mức tiền lương cơ sở bình quân mỗi năm là 8%. “Năm ngoái đã tăng lương 7%, năm nay, nếu mức tăng là 110 nghìn đồng, tức là tăng 7,33%, đúng với tinh thần Nghị quyết. Vấn đề là Chính phủ cân đối nguồn lực ở đâu để tăng lương. Đây mới là vấn đề quan trọng”, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết.
Ngoài những đề xuất như giảm chi hành chính, tiết kiệm, tăng nguồn thu ngân sách, theo ông Bùi Sỹ Lợi, Chính phủ phải lưu ý đến việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. “Phải dùng tiền tiết kiệm được khi đưa công chức, viên chức ra khỏi bộ máy hưởng lương nhà nước để bổ sung cho nguồn cải cách tiền lương”, ông Lợi nhấn mạnh. Lấy dẫn chứng về việc tinh giản biên chế ở ngành Y tế trong 2 năm qua đã cắt giảm được 25.000 biên chế, tiết giảm được phần ngân sách trung ương chi trả lương cho số lao động này là 2.100 tỷ đồng và nguồn ngân sách này đã tập trung để cải cách tiền lương năm 2020, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, nếu tập trung để nâng được mức lương cơ sở cho khu vực hành chính sự nghiệp vào năm 2020, thì sẽ có cơ hội để cải cách tiền lương vào năm 2021 theo Nghị quyết của Trung ương. Tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, Báo cáo của Chính phủ cho thấy, tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội rất chậm, hiệu quả chưa cao. Việc này tác động rất lớn đến chính sách cải cách tiền lương, bởi bộ máy quá cồng kềnh thì ngân sách không chịu nổi.“Bộ máy lớn mà cứ cố cải cách tiền lương sẽ dẫn đến lạm phát tiền lương vì tiền lương là giá trị chi trả sức lao động, phải cân đối với cung cầu hàng hóa trên thị trường. Nếu tăng lương mà để cho giá tăng lên thì không có ý nghĩa”, ông Bùi Sỹ Lợi phân tích và cho rằng Chính phủ phải tích cực tinh giản biên chế, cải cách bộ máy hành chính, đặc biệt là sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng nhanh chóng chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Về ý kiến cho rằng, tăng lương sẽ ảnh hưởng tới việc tăng chi thường xuyên trong khi nhà nước đang nỗ lực để giảm tỷ lệ chi này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi thừa nhận, tăng lương sẽ dẫn tới tăng chi thường xuyên. Tuy nhiên, việc tăng lương là theo nghị quyết của Trung ương, của Quốc hội để đảm bảo đời sống của người lao động.Vấn đề quan trọng là Chính phủ phải điều hành kinh tế vĩ mô sao để không làm tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI và tiếp tục tích cực cải cách bộ máy, chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì mới có nguồn để cải cách tiền lương, từ đó giảm chi hành chính, trong đó có chi ngân sách cho tiền lương.
Theo tính toán, với đề xuất tăng lương vào năm sau, sẽ phải dùng 50% nguồn tăng thu so với dự toán của ngân sách địa phương và 40% tăng thu của ngân sách trung ương cho cải cách tiền lương. Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc tăng lương chắc chắn sẽ đe dọa đến việc đầu tư cho xây dựng cơ bản, hạ tầng cơ sở.“Tuy nhiên, nếu muốn nâng năng suất lao động, sử dụng nguồn lao động hiệu quả thì nhất thiết phải tăng lương. Đầu tư tăng lương cũng chính là đầu tư cho phát triển và tăng lương trong giai đoạn hiện nay của công chức, viên chức có ý nghĩa quan trọng để tạo ra hiệu suất lao động, hiệu quả công việc”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định.
Tán thành với đề xuất tăng lương cơ sở của Chính phủ, đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc tăng lương là phù hợp với nhu cầu thực tiễn hiện nay."Mỗi năm trượt giá khoảng 4%. Như vậy, nếu lương tăng từ 1,490 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng thì cũng chỉ tăng 110 nghìn đồng, chỉ bù được một chút lạm phát. Nếu không tăng lương thì có nghĩa đồng tiền thực tiễn của người lao động bị mất đi do lạm phát”, đại biểu Sinh nhấn mạnh./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Đảm bảo tính minh bạch cho thị trường chứng khoán
14:53' - 22/10/2019
Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) lần này có điểm sửa đổi ý nghĩa nhất là liên quan tăng cường vai trò của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tạo cơ chế xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi
10:16' - 22/10/2019
Nghị quyết của Quốc hội về khoanh, xóa nợ tiền thuế sẽ tạo cơ chế để xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế lâu năm không có khả năng thu hồi.
-
Chứng khoán
Bên lề Quốc hội: Tiếp thu, chỉnh lý nhiều điểm trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi)
09:48' - 22/10/2019
So với dự thảo luật được xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, dự thảo luật lần này có nhiều điểm chỉnh lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi)
07:31' - 22/10/2019
Sáng 22/10, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường về các vấn đề: Nợ thuế, dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020...
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV: Nhiều đổi mới trong điều hành của Chính phủ
18:59' - 21/10/2019
Năm 2019, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đây là một năm đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc hơn
12:23' - 21/10/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế-xã hội năm 2019 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhiều dự án được gia hạn thời gian bố trí vốn vẫn vướng giải phóng mặt bằng
16:47'
Còn lại 37 dự án đang triển khai thì có đến 23 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc bồi thường giải phóng mặt bằng; trong đó một số dự án đã vướng mắc nhiều năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56'
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06'
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên
11:02'
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024.