Bên lề Quốc hội: Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn mạnh
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được ban hành, hàng loạt chính sách về hỗ trợ tín dụng, đất đai, thuế, không hình sự hóa quan hệ kinh tế... được áp dụng với kinh tế tư nhân.
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 19/5, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) để hiểu rõ hơn về những nhóm chính sách cũng như những lợi ích mà cộng đồng doanh nghiệp sẽ cần tận dụng để phát triển.
Phóng viên:Thưa ông, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội đã được ban hành và cộng đồng doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi ra sao khi nghị quyết được thông qua?
Đại biểu Phan Đức Hiếu: Đây là việc làm thể hiện quyết tâm rất lớn, khẩn trương tạo hành lang pháp lý đầu tiên để triển khai thực hiện những chủ trương của Đảng, cụ thể là Nghị quyết số 68-NQ/TW. Để thể chế hóa Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị phải sửa đổi các luật và các nghị định có liên quan. Khi Nghị quyết số 68-NQ/TW được ban hành, Chính phủ và Quốc hội đã quán triệt tinh thần ngay cả khi 30 luật đã và đang trình Quốc hội cũng cần thể chế hóa ngay lập tức. Trong bối cảnh như vậy, Chính phủ đã khẩn trương trình ngay để Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội và đây là văn bản quy phạm pháp luật tạo căn cứ cho Chính phủ kịp thời thể chế hóa ngay một số nội dung của Nghị quyết số 68-NQ/TW. Như vậy, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội ra đời là thể chế hóa ngay những nội dung có thể sửa được bằng một vài điều khoản mang tính chất quy phạm trong nghị quyết. Ngoài ra, nghị quyết này còn có những điều khoản định hướng, tạo cơ sở pháp lý để có thể tiếp tục sửa đổi hệ thống luật pháp có liên quan. Việc ra đời của Nghị quyết số 198/2025/QH15 đã hiện thực hóa ngay được một số nội dung của Nghị quyết số 68-NQ/TW và sẽ được áp dụng ngay khi Quốc hội thông qua.Phóng viên: Ông đánh giá như thể nào khi Chính phủ, Quốc hội đã khẩn trương vào cuộc để thể chế hoá Nghị quyết số 68-NQ/TW, tạo căn cứ cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế?
Đại biểu Phan Đức Hiếu: Tôi cho rằng, tinh thần quyết liệt này rất tốt nếu như được duy trì và phát huy trong thời gian tiếp theo trong việc thể chế hóa đầy đủ tinh thần của Nghị quyết số 68-NQ/TW. Như vậy, tinh thần nội dung của Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị càng sớm được thể chế hóa thành quy định của pháp luật và được áp dụng trong thực tế thì rõ ràng “lợi ích” mang lại cho xã hội, mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp mới được hiện thực. Tôi mong muốn, tinh thần này tiếp tục được duy trì và phát huy hơn nữa ở Chính phủ và các bộ, ngành, các địa phương. Bởi, tất cả các cơ quan này trong phạm vi thẩm quyền của mình đều có trách nhiệm trong việc thể chế hóa tinh thần của Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội. Tôi đánh giá rất cao Hội nghị của Bộ Chính trị tổ chức quán triệt nội dung và tinh thần của Nghị quyết số 68-NQ/TW. Hội nghị này rất quan trọng nhưng đó cũng chỉ là bước khởi đầu. Tôi mong muốn các cơ quan có liên quan, cá nhân, các công chức và thậm chí cả doanh nghiệp cần hiểu rõ tinh thần, nội dung của nghị quyết. Bởi, doanh nghiệp cũng là một chủ thể để thực thi và phản biện lại quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết và như vậy, nghị quyết mới đi vào cuộc sống.Phóng viên:Hiện nay, cả hệ thống chính trị đang khẩn trương sửa đổi và hoàn thiện hệ thống thể chế. Vậy, ông đánh giá thế nào về năng lực của các doanh nghiệp tư nhân hiện nay, đặc biệt là trong việc các doanh nghiệp tham gia vào đấu thầu các dự án; trong đó, có những dự án mang tầm quan trọng của đất nước?
Đại biểu Phan Đức Hiếu: Cải cách thể chế theo tinh thần của Nghị quyết số 68-NQ/TW và Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội được thực thi một cách mạnh mẽ thì đồng nghĩa rằng, câu chuyện cạnh tranh trên thị trường, giữa các doanh nghiệp trở nên lớn mạnh hơn và thậm chí khốc liệt hơn trước. Trước đây, khi doanh nghiệp thực hiện một thủ tục hay xin giấy phép thành lập là một việc khó nhưng đôi khi đối với những doanh nghiệp xin được giấy phép lại trở thành “bùa” bảo hộ cho chính doanh nghiệp thoát khỏi sự cạnh tranh của doanh nghiệp khác. Nhưng đến nay những “điểm nghẽn” đó dần được tháo gỡ, các doanh nghiệp khác mới có ý tưởng kinh doanh, có năng lực, có sáng tạo thì sẵn sàng và dễ dàng gia nhập thị trường, cạnh tranh với những doanh nghiệp đã và đang tồn tại. Tôi cho rằng, áp lực cạnh tranh lớn, cơ hội đào thải lớn nhưng kèm theo đó là “cơ hội” bứt phá vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp, nếu như doanh nghiệp có chất lượng, có sáng tạo và năng lực tốt. Như vậy, doanh nghiệp hiện nay buộc phải đổi mới, tham gia vào cuộc cạnh tranh, còn nếu không cũng sẽ bị đào thải. Khi đó, sẽ xuất hiện những “cơ hội” cho doanh nghiệp mới bứt phá, vươn lên. Như vậy, toàn bộ tinh thần của Nghị quyết số 198/2025/QH15 nhằm thúc đẩy cạnh tranh nhưng cũng đồng thời tạo ra cơ hội cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chẳng hạn, theo tinh thần của Nghị quyết số 68-NQ/TW và Nghị quyết số 198/2025/QH15, những gói thầu xây lắp với trị giá 20 tỷ đồng hiện nay là dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này khác với trước đây, khi đưa ra một gói thầu mà không phân biệt doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy, kết quả thắng thầu đương nhiên sẽ thuộc về những doanh nghiệp lớn. Hiện nay theo quy định của nghị quyết, chúng ta khu trú lại những gói thầu nào, phạm vi nào thì sẽ thực hiện hiện đấu thầu trong phạm vi quy mô của doanh nghiệp đó. Điều này đảm bảo tính công bằng và tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp. Nghị quyết số 68-NQ/TW và Nghị quyết số 198/2025/QH15 đã mạnh dạn đưa ra những thể chế, tạo ra những cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh để dần dần từ những doanh nghiệp nhỏ và vừa bứt phá để trở thành những doanh nghiệp lớn có tầm ảnh hưởng của khu vực. Nếu như Nhà nước thực sự khách quan, thực sự công bằng, thực sự công khai, thực sự minh bạch, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm với những định chế này sẽ tạo ra những “cơ hội” rất tốt cho cả doanh nghiệp nhỏ và vừa trở nên lớn mạnh. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!Tin liên quan
-
Công nghệ
"Phép thử" đối với các doanh nghiệp công nghệ tài chính
13:30' - 18/05/2025
Một số doanh nghiệp công nghệ tài chính, trong đó có Robinhood, Revolut và Monzo, đã chứng kiến lợi nhuận ròng gia tăng nhờ lãi suất cao hơn.
-
Kinh tế và pháp luật
Căn cứ xây dựng mức tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước
07:00' - 18/05/2025
Điều 6 Nghị định số 44/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường một cách tốt nhất
16:44' - 17/05/2025
Sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết Quốc hội).
-
Kinh tế & Xã hội
Gần 6.000 vị trí việc làm tại ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp
16:20' - 17/05/2025
Hơn 60 doanh nghiệp đã dành gần 6.000 vị trí việc làm cho học viên, sinh viên tại “Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp 2025” của Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 17/5, tại Hà Nội.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam coi kinh tế tư nhân là động lực phát triển, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp SME
13:21' - 17/05/2025
Việt Nam đã và đang triển khai hàng loạt chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ khu vực kinh tế tư nhân, coi đó là một trong những trụ cột không thể thiếu để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến nghị điều chỉnh thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
16:39' - 16/05/2025
Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Nghị quyết 68-NQ/TW có hiệu lực sẽ “cởi trói” cho doanh nghiệp
15:28' - 16/05/2025
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
20:23'
Ngày 19/5, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 243/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Các tỉnh, thành không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục
18:14'
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các tỉnh, thành phố không nhất thiết đều phải tổ chức mô hình chi cục, trạm, hạt ở tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về nông nghiệp và môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí phân cấp, phân quyền lĩnh vực nông nghiệp và môi trường
16:34'
“Việc xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí trong phân cấp, phân quyền là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt trong các lĩnh vực đặc thù như nông nghiệp và môi trường”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số xây dựng nông thôn mới thông minh, đáng sống
16:21'
Tỉnh Bến Tre đang tăng tốc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho khu vực nông thôn bước sang giai đoạn phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Phải kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có sản xuất, tiêu thụ hàng giả
16:15'
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn lưu ý, phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Rà soát để hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội
15:04'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần rà soát lại và điều chỉnh một số điểm trong chính sách để đảm bảo việc phát triển nhà ở xã hội đi đúng hướng, về đích đúng thời hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột
15:03'
Phó Thủ tướng yêu cầu BIDV thực hiện tốt vai trò của NHTM nhà nước chủ lực, chủ đạo dẫn dắt thị trường; tích cực, chủ động và tiên phong trong thực hiện chủ trương chính sách của Đảng,Chính phủ, NHNN.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh nhưng thiếu cát đắp nền
14:19'
Dự án Vành đai 3 đoạn qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để cuối năm 2025 thông xe đoạn trên cao và thông xe kỹ thuật các đoạn còn lại nhưng đang thiếu cát đắp nền.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm tra ngay khi người dân tố giác hành vi buôn bán hàng giả
13:52'
Các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.