Bên lề Quốc hội: Động lực cho phát triển đều đến từ cải cách thủ tục hành chính
Bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, phóng viên TTXVN đã trao đổi với đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) xung quanh vấn đề này để hướng đến hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Phóng viên: Việc cải cách hành chính của Chính phủ và các Bộ, ngành được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao thông qua các chỉ số quốc tế. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng công việc này chưa thực chất và đâu đó có Bộ, ngành đưa ra con số về cải cách thủ tục kinh doanh để lấy thành tích. Quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Trước hết phải nói rằng việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh trong thời gian vừa qua đã đem lại nhiều kết quả thực sự, chứ không phải chỉ dựa vào hình thức. Chính nhờ kết quả này đã đem lại sự khởi sắc và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh với các nước trên thế giới. Qua đó, hoạt động của khu vực tư nhân, doanh nghiệp cũng được nới rộng ra rất nhiều.
Có lẽ, chúng ta cũng phải thừa nhận những động lực cho phát triển trong những năm qua đều đến từ cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy niềm tin của doanh nghiệp. Tôi cho rằng đó là động lực lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng không phải tất cả tinh thần của cải cách thủ tục hành chính đều được thực hiện như chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
Thực tế cho thấy, đâu đó trong xã hội vẫn còn tình trạng dùng hình thức này hay hình thức khác để gộp các điều kiện lại. Các đơn vị này dù đã cắt giảm số lượng đầu mục, nhưng nội dung công việc không thay đổi khiến phát sinh không ít thủ tục khác chứa đựng bên trong.
Phóng viên: Ngành công thương đưa ra con số cắt giảm thêm 675 điều kiện kinh doanh và đại biểu nhìn nhận vấn đề này ra sao?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Việc đưa ra con số cắt giảm bao nhiêu phần trăm cũng là con số quan trọng, nhưng theo tôi bản chất của vấn đề không chỉ dừng lại chuyện đếm xem cắt giảm bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu đầu việc mà quan trọng là hiệu quả của việc cắt giảm đã mang lại những gì cho người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, cần xem xét lại việc cắt giảm thủ tục hành chính đã thực sự đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp hay chưa và Bộ, ngành đã nắm được hết những yếu tố của doanh nghiệp chưa mới là điều cốt lõi và cần tính đến. Vì vậy, theo tôi trọng tâm của việc cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới không nên dừng lại ở việc ép cơ quan quản lý Nhà nước đơn thuần tập trung vào cắt giảm qua đếm đầu việc.
Bởi, việc này sẽ dẫn đến câu chuyện rất khó kiểm soát bởi nhiều khi các đơn vị cắt tới 5 - 7 đầu việc và chỉ giữ lại một việc, nhưng chính việc đó lại là yếu tố phức tạp khiến việc cắt giảm không có ý nghĩa gì.
Phóng viên: Xuất phát từ thực tế này thì chính sách pháp luật phải có một độ trễ nhất định để có thời gian đánh giá hiệu quả công việc cải cách hành chính. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Đại biểu Hoàng Văn Cường: Thực tế là đều có độ trễ, nhưng với đầu tư thì độ trễ sẽ dài hơn và các chính sách thường có phản ứng rất nhanh, thậm chí là phản ánh trong đời sống kinh tế - xã hội còn đi rất sát với chính sách. Hầu hết những người kinh doanh, đối tượng điều tiết về chính sách bao giờ cũng "đón lõng" trước và khi chính sách đó có hiệu lực thường sẽ bắt tay ngay vào hành động. Vì thế, độ trễ của chính sách không phải vấn đề lớn mà cơ bản kết quả của việc cắt giảm chính sách đó đến đâu.
Rõ ràng sự thay đổi về chính sách pháp luật bao giờ cũng được đánh giá hai mặt xem những gì tác động tích cực và những gì hạn chế để cân nhắc đưa ra quyết định, chứ không phải thích là cắt giảm ngay. Đây cũng là lý do tại sao nhiều chính sách được xã hội, người dân lên tiếng, nhưng Chính phủ vẫn chưa thể cắt giảm ngay được vì còn xét tới những tác động trái chiều.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông.
- Từ khóa :
- kỳ họp thứ 8
- quốc hội
- quốc hội khóa XIV
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Thống nhất giờ làm việc chung trong cả nước là rất khó
13:06' - 01/11/2019
Để quyết định thay đổi giờ làm, cần xử lý nhiều vấn đề liên quan, bố trí giờ làm cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thể lệch giờ, tránh ùn tắc giao thông...
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Người gây ô nhiễm môi trường phải bị truy tố
18:29' - 31/10/2019
Vấn đề ô nhiễm môi trường và các giải pháp xử lý là chủ đề làm "nóng" phiên thảo luận của các đại biểu quốc hội tại hội trường chiều 31/10.
-
Kinh tế & Xã hội
Bên lề Quốc hội: Thực hiện giải pháp phát triển vùng đặc biệt khó khăn
14:26' - 31/10/2019
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là rất cần thiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thực sự trở thành trục "xương sống"
21:27' - 04/12/2023
Ngày 4/12, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 502/TB-VPCP thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần hơn 86.000 tỷ đồng để kéo dài metro Bến Thành – Suối Tiên
21:11' - 04/12/2023
Tuyến metro số 1 Tp. Hồ Chí Minh (Bến Thành – Suối Tiên) đang được nghiên cứu kéo dài đến các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, với chi phí đầu tư khoảng hơn 86.000 tỷ đồng (tương đương hơn 3,64 tỷ USD).
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM dự kiến có 80 đơn vị hành chính cấp xã cần sắp xếp giai đoạn 2023 - 2030
21:02' - 04/12/2023
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 80 phường cần phải sắp xếp lại trong giai đoạn 2023 - 2030, thuộc 10 quận gồm: Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghệ thu phí ETC trên cao tốc Nha Trang – Cam Lâm có gì mới?
16:31' - 04/12/2023
Mô hình ETC được triển khai tại cao tốc Nha Trang - Cam Lâm hoàn toàn được thí điểm đầu tiên tại Việt Nam. Lối vào trạm được bố trí 1 làn ETC và làn dừng khẩn cấp, không có barie và cabin thu phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối giao thương giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh thành phố
16:10' - 04/12/2023
Ngày 4/12, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị kết nối giao thương sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, hoàn thiện để có nguồn số liệu thống kê thống nhất
15:46' - 04/12/2023
Tổng cục Thống kê nghiên cứu và công bố về chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp tính đã được công nhận, đảm bảo tính so sánh quốc tế
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan
15:24' - 04/12/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành đối soát 33,5 triệu giấy phép lái xe với cơ sở dữ liệu dân cư
14:10' - 04/12/2023
Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành đối soát trùng khớp 33,5 triệu giấy phép lái xe với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 20 dự án giao thông được gỡ nút thắt về vật liệu xây dựng
13:12' - 04/12/2023
Có 21 dự án rút ngắn thời gian làm thủ tục khai thác mỏ nhờ vào việc áp dụng cơ chế thí điểm đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường mà Quốc hội vừa thông qua.