Bên lề Quốc hội: Sẵn sàng nguồn lực đầu tư công cho hồi phục nền kinh tế
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, chiều 27/7, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Bên lề Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ quan điểm của mình về các Kế hoạch này.Thúc đẩy tỷ lệ đầu tư công, tăng tốc giải ngân vốn
Theo đại biểu Trần Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh), vấn đề chậm giải ngân đầu tư công trong thời gian qua, Quốc hội đã có những cảnh báo và có những hiến kế cho Chính phủ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, do giải ngân đoạn 2016-2020, chỉ đạt khoảng gần 84%, cho nên Chính phủ quyết tâm đưa tốc độ giải ngân đầu tư công trên 90% cho giai đoạn 2021-2025 nhằm hạn chế tối đa việc lãng phí do đầu tư công chậm.
Đại biểu Trần Anh Tuấn lưu ý, vốn đầu tư công là sự kết hợp của nguồn ngân sách cộng với những nguồn vay mượn nước ngoài, vay mượn trong dân, trong nước là chính, Nhà nước phải trả lãi suất cho các khoản vay. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân chậm làm cho nguồn lực bị lãng phí, không đưa nhanh vốn vào nền kinh tế nhanh được, khiến việc quay vòng luân chuyển của dòng tiền, dòng vốn trong nền kinh tế chậm, không tạo sự tăng trưởng được. Với phân tích trên, đại biểu Trần Anh Tuấn cho rằng khi vòng quay đầu tư trong nền kinh tế càng nhanh thì miếng bánh đầu tư sẽ tăng lên rất nhanh, rất to và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, nếu chậm đầu tư, Nhà nước phải trả lãi nhiều, nợ công tăng, gây lãng phí rất lớn cho nền kinh tế, vừa phải trả lãi mà không sinh ra được giá trị gia tăng cho sản xuất, đầu tư và tăng trưởng. Đại biểu nhấn mạnh, cần phải rút ngắn tối đa thời gian giải ngân và đẩy tỷ lệ đầu tư công cao hơn, “nếu được thì khoảng 98%, sẽ tạo một sức bật lớn trong tăng trưởng trong giai đoạn sắp tới”, đại biểu nói.Dành nguồn vốn đầu tư công cho phục hồi nền kinh tế
Nhấn mạnh ngân sách nhà nước có hạn, trong khi đầu tư công thường đòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) thể hiện sự đồng tình, đánh giá cao với quan điểm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đó là cần phải huy động, thu hút các nguồn lực bên ngoài từ “vốn mồi” của Nhà nước.
Cho rằng trong thời gian qua, việc giải ngân vốn đầu tư công ít là do tác động của COVID-19 cũng như những “nút thắt” về giải tỏa đền bù, như trường hợp dự án sân bay Long Thành, đại biểu đề nghị các dự án trọng điểm cần bóc tách phần giải phóng mặt bằng và phần thi công, khi đó sẽ giảm gánh nặng cho cả ngân sách nhà nước lẫn ngân sách ngoài xã hội, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng đầu tư vào ngay các dự án đầu tư công. Chung quan điểm với đại biểu Nguyễn Văn Thân, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đặt vấn đề trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp như hiện nay, ảnh hưởng đến thu ngân sách, Chính phủ phải có biện pháp để kích cầu cho người dân, doanh nghiệp, và cho rằng, Chính phủ cần phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ mang tính đột phá.Đại biểu cho rằng những hỗ trợ hiện tại như là hoãn, giãn các khoản nghĩa vụ đóng góp mới chỉ giúp cho doanh nghiệp đỡ khó khăn, giảm gánh nặng, vượt qua khó khăn chứ chưa tạo ra được sức mạnh bứt phá. Với người dân, những hỗ trợ trực tiếp cho người lao động như Nghị quyết số 68 sử dụng đến 26.000 tỷ đồng là hỗ trợ trực tiếp cho người lao động không có việc làm, hỗ trợ cho doanh nghiệp được trả lương cho những người lao động khi mất việc, đỡ khó khăn, chứ chưa giúp cho sức cầu của người dân tăng lên.
Với quan điểm đó, đại biểu Cường nhấn mạnh: Doanh nghiệp, người dân không chỉ cần các biện pháp hỗ trợ kiểu "hà hơi" mà cần một “liều thuốc bổ” thực sự giúp doanh nghiệp phục hồi, sức mua của người dân tăng trở lại. Cho biết nhiều nước đã gần như đã đạt được chỉ tiêu về miễn dịch cộng đồng và đã mở cửa trở lại; tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trong khu vực và thế giới đang tăng cao, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng Chính phủ phải chuẩn bị sẵn nguồn lực cho các doanh nghiệp để có thể theo kịp đà tăng trưởng trên thế giới. Và để làm việc đấy, rõ ràng phải có được một nguồn lực hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp lớn hơn. Trong đó, có việc Chính phủ dành một nguồn tiền đầu tư công đặt hàng cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như Chính phủ đặt hàng cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất đầu tư các dự án đường sắt đô thị. Các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể đi mua được cả một quy trình công nghệ bên ngoài về để đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và như vậy đất nước có được thêm ngành công nghiệp đặc biệt./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội quyết sách nhiều nội dung quan trọng cho giai đoạn 5 năm tới
20:32' - 27/07/2021
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ nhất, ngày 27/7, Quốc hội thảo luận tại hội trường và quyết sách nhiều nội dung quan trọng cho 5 năm 2021 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV: Tạo cú hích để huy động nguồn lực xã hội
19:31' - 27/07/2021
Chiều 27/7, Quốc hội tiếp tục thảo thảo luận ở hội trường về các nội dung liên quan đến tài chính quốc gia, nợ công, đầu tư trung hạn….
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về tiết kiệm, chống lãng phí
19:26' - 27/07/2021
Chiều muộn 27/7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc Thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.