Bên lề Quốc hội: Xây dựng “bệ phóng” cho ngành cơ khí
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, dự kiến tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong tuần tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ trả lời các vấn đề liên quan đến phát triển cơ khí chế tạo trong nước.
Xung quanh nội dung này, Bộ Công Thương cho biết, sau năm 2025, ngành cơ khí sẽ hình thành một số tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác thiết kế, chế tạo nhóm thiết bị phụ, gói thầu EPC của các công trình công nghiệp.
Bộ Công Thương sẽ tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp trong nước có tiềm năng trở thành các tập đoàn mạnh trong khu vực thuộc lĩnh vực chế tạo như: ô tô, máy nông nghiệp và thiết bị điện; hình thành hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí đạt tiêu chuẩn nhà cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm vai trò chủ đạo.
Mục tiêu hướng đến của ngành cơ khí đến năm 2025, tập trung phát triển một số phân ngành cơ khí ô tô, máy kéo, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp và thiết bị điện, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và một phần xuất khẩu; đội ngũ lao động ngành cơ khí cơ bản có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.
Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, cơ quan này sẽ phối hợp với các bộ, ngành và hiệp hội ngành hàng thúc đẩy kết nối, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất của khu vực và thế giới.
Một công việc quan trọng được Bộ này đang đẩy mạnh triển khai là xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp cơ khí để các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin thị trường, tạo điều kiện kết nối cung - cầu ngành cơ khí.
Ngoài ra, Bộ này cũng đang đề xuất hàng loạt chính sách liên quan đến phát triển ngành cơ khí; trong đó đề xuất ưu tiên việc sử dụng các sản phẩm cơ khí trong nước, đặc biệt với các dự án vốn nhà nước, vốn đầu tư công; khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng các sản phẩm, linh kiện do doanh nghiệp trong nước sản xuất và quy định các chế tài nghiêm khắc với các chủ đầu tư không thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng sản phẩm cơ khí trong nước.
Với chính sách tín dụng, Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ xây dựng chính sách ưu tiên về tín dụng cho phát triển cơ khí, với cơ chế ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm vay vốn với mức lãi suất tín dụng 3%/năm, thời hạn vay 12 năm, 02 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ vào năm thứ năm hoặc được bù chênh lệch lãi suất từ ngân sách nhà nước nếu các doanh nghiệp vay vốn thương mại...
Với việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, các Hiệp hội ngành hàng để thúc đẩy kết nối, tạo điều kiện các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất của khu vực và thế giới.
Theo Bộ Công Thương, phát triển ngành cơ khí cũng cần có các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, thu hút đầu tư.
Do vậy, Bộ Công Thương cũng phối hợp với Bộ Tài chính xem xét đề nghị bổ sung các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao nhất (miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo) đối với các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về thuế.
Cùng đó, hoàn thiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp đối với sản phẩm cơ khí và linh kiện, phụ tùng cho các sản phẩm cơ khí để bảo vệ sản xuất trong nước.
Báo cáo từ Bộ Công Thương cho hay, mặc dù là một trong các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển theo định hướng của Đảng tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhưng hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc phát triển ngành cơ khí vẫn còn chậm được ban hành và chưa tạo ra sự đồng bộ và thuận lợi trong triển khai trên thực tế.
Do vậy, sản phẩm cơ khí Việt Nam chỉ có rất ít thương hiệu trong nước. Các doanh nghiệp cơ khí nội địa phổ biến là quy mô nhỏ, có năng lực cạnh tranh thấp, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh trong lĩnh vực này.
Ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 32% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất cơ khí nội địa rất khó trở thành nhà thầu phụ cung cấp máy móc, thiết bị cho các dự án đầu tư lớn được triển khai nhiều trong giai đoạn vừa qua (ngành nhiệt điện, thép, hóa chất, hạ tầng giao thông...).
Các doanh nghiệp cơ khí có thiết bị gia công điều khiển số (PLC, CNC, …) chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 15% và những thiết bị này chưa phát huy hết tác dụng do tính đồng bộ trong dây chuyền sản xuất chưa cao, vì vậy phần lớn các doanh nghiệp cơ khí chưa sẵn sàng cho việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Theo ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cùng nhiều chuyên gia trong ngành, là ngành giữ vai trò hạ tầng kỹ thuật cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và an ninh quốc phòng nhưng công nghiệp cơ khí mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 30% nhu cầu thị trường nội địa.
Vì thế, hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài hàng chục tỷ USD trang thiết bị, máy, vật tư sản xuất cho toàn ngành kinh tế, bao gồm các ngành sản xuât công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng, dịch vụ và an ninh quốc phòng…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Động lực cho phát triển đều đến từ cải cách thủ tục hành chính
13:48' - 01/11/2019
Bên lề Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, phóng viên TTXVN đã trao đổi với đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) xung quanh vấn đề này để hướng đến hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Thống nhất giờ làm việc chung trong cả nước là rất khó
13:06' - 01/11/2019
Để quyết định thay đổi giờ làm, cần xử lý nhiều vấn đề liên quan, bố trí giờ làm cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thể lệch giờ, tránh ùn tắc giao thông...
-
Kinh tế & Xã hội
Bên lề Quốc hội: Thực hiện giải pháp phát triển vùng đặc biệt khó khăn
14:26' - 31/10/2019
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là rất cần thiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...