Bến Tre xây hồ chứa nước ngọt Lạc Địa ứng phó với xâm nhập mặn
Đó là khẳng định của lãnh đạo tỉnh Bến Tre tại buổi họp báo thông tin về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt, do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức sáng 22/9.
Phát biểu tại họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập cho biết, tỉnh Bến Tre từ năm 2016 đến nay liên tiếp bị xâm nhập mặn. Đặc biệt là năm nay độ mặn cao và xâm nhập sâu, kéo dài, làm cho nguồn nước ngọt thiếu trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế của địa phương.Trước tình hình trên, theo nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Ba Tri, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chủ trương khai thác khu Lạc Địa phù hợp với điều kiện xâm nhập mặn hiện nay.
Cụ thể, tỉnh triển khai xây dựng khu dân cư tập trung gắn với làng nghề truyền thống của địa phương; khu Di tích lịch sử cách mạng Bưng Lạc Địa và hồ chứa nước ngọt; đường giao thông; cây xanh kết hợp với phát triển du lịch sinh thái.
Theo ông Cao Quang Liêm - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, Dự án hồ chứa nước ngọt được Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt với tổng diện tích 121,16 ha; trong đó, xây dựng khu dân cư tập trung gắn với làng nghề truyền thống của địa phương trên diện tích 10 ha; khu Di tích Lịch sử cách mạng Bưng Lạc Địa 13,5 ha và hồ chứa nước ngọt 97,66 ha.Các hạng mục công trình gồm hồ trữ nước ngọt 56,70 ha, dung tích dự kiến 2,3 triệu m³; 10,56 ha đường giao thông; 30,4 ha cây xanh kết hợp với phát triển du lịch sinh thái … Dự án do Trung ương đầu tư với tổng mức hơn 352 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2025.
Dự án hồ chứa nước ngọt khi hoàn thành sẽ cung cấp đủ nước trong 5 tháng cho 59.500 hộ dân trong huyện Ba Tri, hỗ trợ nước uống cho 150.000 gia súc, 340 cơ sở kinh tế tiểu thủ công nghiệp, 255 phòng, trạm xá, trường học.Ngoài ra, dự án còn góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của địa phương. Từ hồ chứa này, tỉnh sẽ kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước sinh hoạt đạt chất lượng cung cấp đến từng hộ dân, để đảm bảo nước sạch.
Theo lãnh đạo tỉnh Bến Tre, thời gian qua, khi triển khai chủ trương xây dựng hồ chứa nước ngọt Lạc Địa, cán bộ, đảng viên và đa số người dân trong khu vực dự án đồng thuận.
Tuy nhiên, có 12 hộ dân (trong đó có cả đảng viên) đã vì lợi ích cá nhân, khiếu kiện đòi Nhà nước cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Các hộ này ngăn cản việc xây dựng hồ chứa nước ngọt khu Lạc Địa theo chủ trương của tỉnh Bến Tre.
Theo ông Cao Văn Dũng - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre, khu vực Lạc Địa thuộc xã Phú Lễ, huyện Ba Tri từ thời Pháp thuộc đến nay thuộc Nhà nước quản lý. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải tạo đất nông nghiệp, khu Lạc Địa do UBND xã Phú Lễ quản lý, sử dụng trong phong trào hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp. Vùng đất này chủ yếu trồng lúa nhưng kém hiệu quả lại liên tục mất mùa; các hợp tác xã duy trì đến năm 1985 thì giải thể. Sau đó, địa phương đã tiến hành nạo vét và thành lập ngư trường Lạc Địa. Đến năm 1989, ngư trường Lạc Địa giải thể, giao lại cho UBND xã Phú Lễ quản lý.Sau đó 96 hộ dân đã thuê hàng năm để nuôi cá nước ngọt và trồng rau màu, đến nay đã hết hạn. Năm 2015, để xác lập pháp lý, tỉnh đo đạc lại và ban hành quyết định về việc giao phần đất khu vực Lạc Địa cho Ủy ban nhân dân xã Phú Lễ quản lý với diện tích 125,4 ha.
Việc yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với một số hộ đang thuê đất trong khu Lạc Địa là không có cơ sở, vì đây là quỹ đất do UBND xã Phú Lễ cho các hộ dân thuê từ trước đến nay - ông Cao Văn Dũng cho biết thêm. Hiện trong tổng số 96 hộ thuê đất, có 7 đảng viên không khiếu nại, 2 đảng viên không thuê đất nhưng lại tham gia khiếu kiện đông người. Chủ tịch UBND huyện Ba Tri Dương Minh Tùng cho biết, huyện đã lập Tổ công tác đến từng hộ dân tuyên truyền, vận động, phân tích ý nghĩa của công trình để người dân nắm rõ chủ trương của Nhà nước.Riêng đối với các đảng viên không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng lại khiếu kiện, tổ chức Đảng địa phương đã gặp gỡ, tuyên truyền, giáo dục đảng viên không vi phạm những điều đảng viên không được làm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ảnh hưởng hạn, mặn, người dân Bến Tre e ngại thả giống tôm
18:06' - 21/05/2020
Chiều 21/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị Tìm kiếm giải pháp phát triển thủy sản năm 2020.
-
Doanh nghiệp
Công đoàn PVFCCo tặng bồn nước cho bà con vùng hạn mặn Bến Tre
17:07' - 16/05/2020
Công đoàn PVFCCo phối hợp cùng Hội cựu chiến binh PVFCCo và một số đơn vị tại Bến Tre trao tặng bồn chứa nước và các phần quà cho nhiều hộ gia đình chính sách, gặp khó khăn do ảnh hưởng của hạn mặn.
-
Kinh tế Việt Nam
Người dân Bến Tre tiếp tục được nhận nước ngọt miễn phí
17:39' - 10/03/2020
Chiều 10/3, hai tàu chở nước ngọt của Cục Hậu cần, Quân khu 9 đã đưa khoảng 500 m3 nước ngọt từ Vĩnh Long về các địa bàn trên tỉnh Bến Tre.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre: Người dân chủ động ứng phó với hạn, mặn
16:01' - 10/03/2020
Ngày 9/3, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bến Tre tổ chức Chương trình phát động nhân dân chủ động các biện pháp cấp bách phòng chống, ứng phó hạn mặn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Vinamilk tài trợ “132 kg đạm*” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội
15:03'
Đến với giải VnExpress Marathon Hà Nội Midnight 2024, Vinamilk tiếp tục gửi tặng tới tất cả vận động viên sản phẩm dinh dưỡng cao đạm hoàn toàn từ thực vật được trang bị trong race-kit.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) hứng chịu bão tuyết tồi tệ nhất trong hơn 50 năm
14:40'
Ngày 27/11, trận bão tuyết nghiêm trọng nhất trong hơn 50 năm đã tấn công thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL
12:50'
Thực hiện Đề án 1 triệu ha, Kiên Giang triển khai 2 mô hình thí điểm trên 2 vùng sinh thái khác nhau; 1 mô hình tại huyện Tân Hiệp đã cho thu hoạch với kết quả đáng phấn khởi.
-
Kinh tế & Xã hội
Vùng ngọt hóa Gò Công bội thu rau màu Thu Đông
12:22'
Vụ Thu Đông 2024, nông dân vùng ngọt hóa Tiền Giang gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, thành phố Gò Công xuống giống hơn 5.400 ha rau màu các loại phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Dương lịch.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở cùng cửa hàng
12:06'
Ngày 27/11, nhiều người dân tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) phải nhập Bệnh viện Vũng Tàu để theo dõi, điều trị sau khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn: Những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh tế cửa khẩu
10:55'
Để phát triển kinh tế cửa khẩu trên địa bàn, các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế cửa khẩu được tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Bình: Đang cháy lớn tại công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
09:47'
Sáng 27/11 đã xảy ra một vụ cháy lớn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ và Sản xuất Tam Phát (thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
-
Kinh tế & Xã hội
Cấp bằng bảo hộ cho hai giống nho mới
09:08'
Hai giống nho tươi NH01-152 và NH04-102 của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố vừa được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyết đầu mùa đến muộn nhưng rơi dày bất thường ở Hàn Quốc
08:36'
Từ sáng sớm 27/11, tuyết rơi dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế, khó quan sát phương tiện giao thông từ phía xa.