Bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Vinaconex rơi vào thế khó
Chiều ngày 1/4, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) tổ chức buổi trao đổi và thông tin bất thường liên quan đến việc Tòa án nhân dân quận Đống Đa (Hà Nội) có Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Tổng công ty này.
Theo Vinaconex, ngày 27/3/2019, doanh nghiệp này nhận được hai văn bản của Tòa án nhân dân quận Đống Đa gồm: Thông báo thụ lý việc kinh doanh thương mại về việc “Yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông” theo đơn yêu cầu của hai pháp nhân là Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest và hai cá nhân là ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tòa án yêu cầu Vinaconex dừng thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) ngày 11/1/2019.Tại đại hội này, Vinaconex đã bầu Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017 - 2022 sau khi các cổ đông lớn Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) thoái vốn.
Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Cùng với việc công bố thông tin về các quyết định của Tòa án, Vinaconex cho biết, doanh nghiệp đã có văn bản khiếu nại gửi Tòa án, kiến nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời nói trên; đồng thời, yêu cầu các bên liên quan bồi thường toàn bộ tổn thất cho doanh nghiệp và các cổ đông của Vinaconex từ việc áp dụng quyết định này; trong đó có việc giá cổ phiếu sụt giảm. Cuộc họp bất thường do ông Đào Ngọc Thanh - Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022 và ông Dương Văn Mậu - Phó Tổng giám đốc chủ trì với sự tham gia của một số cổ đông và báo chí. Ông Thanh chia sẻ, ĐHĐCĐ ngày 11/1 do những người đại diện vốn nhà nước triệu tập nhằm chuyển giao quyền quản lý doanh nghiệp từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước làm đại diện sang nhà đầu tư trúng giá.Trình tự và thủ tục triệu tập, kết quả cuộc họp đều được công bố công khai. Sau khi ban hành nghị quyết ĐHĐCĐ thì nhóm 4 tổ chức/cá nhân gồm Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest, ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà không có ý kiến, kiến nghị hay yêu cầu gì đối với vấn đề tổ chức đại hội.
Sau khi ĐHĐCĐ bất thường, các cuộc họp của Vinaconex đều được diễn ra một cách công khai minh bạch và có sự tham gia của tất cả các thành viên HĐQT, bao gồm cả ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà.Tất cả mọi hoạt động đều diễn ra bình thường cho đến khi có sự việc hai thành viên HĐQT này và 2 công ty nói trên đột ngột khởi kiện Tổng công ty.
Trước lo ngại về giá cổ phiếu có biến động mạnh, ông Thanh khẳng định, không có chuyện làm giá. Mức giá hiện tại gần với giá trúng thầu của Công ty An Quý Hưng (cổ đông lớn của Vinaconex) dựa trên tính toán giá trị tài sản của Vinaconex ước tính khoảng 13.000 tỷ đồng. Còn việc lãnh đạo Vinaconex muốn mua cổ phiếu quỹ được Phó Tổng giám đốc Dương Văn Mậu giải thích là để đảm bảo giá trị của cổ đông không bị ảnh hưởng nhưng hiện vẫn chưa thực hiện được. Đây là nhu cầu cần thiết để Tổng công ty năng động hơn trong việc thực hiện các dự án đầu tư. Nếu Tổng giám đốc chỉ được quyết định đầu tư đến 5 tỷ đồng, Chủ tịch HĐQT được quyết định đến 15 tỷ đồng thì không phù hợp với quy mô đầu tư của doanh nghiệp nên cần phải tăng quyền chi tiêu cho các chức danh này - ông Mậu giải thích. Một trong những nội dung được quan tâm tại cuộc họp là khi Tòa án có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bộ máy điều hành doanh nghiệp hiện nay có đúng pháp luật? Ông Dương Văn Mậu cho rằng, trách nhiệm đối với cổ đông không phải là hủy bỏ mà áp dụng biện pháp tạm thời, tức là các nghị quyết mới sẽ không ký nữa mà doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ đến Tòa án nhân dân quận Đống Đa để họ thụ lý vụ kiện, giải quyết theo quy định.Nếu Tòa án hủy bỏ thì Nghị quyết ĐHĐCĐ vẫn có hiệu lực; còn nếu sai thì tổ chức lại ĐHĐCĐ chứ Ban điều hành hiện vẫn triển khai công việc bình thường.
Luật sư Lê Thanh Sơn - người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Vinaconex bày tỏ lo lắng cho tình trạng hiện nay của doanh nghiệp này.Tòa án ra văn bản này tức là phải tạm dừng thực hiện nghị quyết ĐHĐCĐ, khi đó HĐQT mới bầu được hiểu là vô hiệu. Như vậy, Tòa án đang đặt Vinaconex vào thế khó.
Trường hợp Tòa án vẫn giữ quyết định này thì các văn bản đã ban hành, hoạt động đã ký kết sẽ phải xử lý như thế nào.Thậm chí, các văn bản mà HĐQT giao cho các Ban, đơn vị thành viên, Ban giám đốc điều hành... sẽ không có giá trị.
Vinaconex sẽ gặp khó khi bị dừng nhiều hoạt động, nhất là với các dự án cần thông qua nghị quyết của HĐQT hoặc liên quan đến cơ quan chức năng...
Như vậy, chỉ có Ban điều hành, từ Tổng giám đốc trở xuống hoạt động thực hiện theo điều lệ của Tổng công ty và quyết định của ĐHĐCĐ trước đây thì mới có hiệu lực.
Do đó, Luật sư Sơn đã tư vấn Vinaconex ngay lập tức có văn bản kiến nghị yêu cầu Tòa án rút ngay quyết định này.Còn nếu áp quyết định của Tòa án hiện nay thì Vinaconex lại phải quay lại làm việc dưới sự điều hành của HĐQT cũ.
Nếu sau này, Tòa án bác bỏ quyết định khẩn cấp tạm thời thì HĐQT cũ lại vô hiệu... Thế nên, cho dù tình huống nào xảy ra thì Vinaconex cũng rơi vào thế bất lợi./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Vinaconex muốn vào Top nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam
18:15' - 26/03/2019
Chiều 26/3, tại Hà Nội, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã ký thỏa thuận hợp tác với Viện Khoa học công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng (IBST).
-
Bất động sản
Vinaconex lý giải về việc xây tòa nhà 18 tầng trong Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính
21:11' - 20/03/2019
Sau khi UBND Tp. Hà Nội thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch, cho phép Vinaconex xây tòa nhà 18 tầng nằm trong Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, các hộ dân đã đồng loạt phản đối.
-
Chuyển động DN
Vinaconex "bắt tay" với đối tác ngoại
18:44' - 05/03/2019
Vinaconex và CPG International đã bàn bạc về cơ hội hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tận dụng và phát huy thế mạnh riêng của mỗi bên.
-
Chứng khoán
Vinaconex lên kế hoạch mua 23,6 triệu cổ phiếu quỹ
10:49' - 04/03/2019
HĐQT Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam đã phê duyệt phương án mua cổ phiếu quỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.