Biến đổi khí hậu đang “biến đổi” kinh tế Anh như thế nào?
Giới chuyên gia nhận định tình trạng biến đổi khí hậu có thể gây ra những thay đổi lớn trong hoạt động sản xuất của nước Anh vào những thập niên tới, khi quốc gia này cố gắng tránh những tác động môi trường "thảm khốc" từ hiện tượng này.
Vào cuối tháng 7/2021, Hiệp hội Khí tượng Hoàng gia Vương quốc Anh đã công bố báo cáo Khí hậu quốc gia năm 2020. Điều đáng chú ý trong báo cáo này là các tác giả cho biết năm 2020 là năm có nhiệt độ cao thứ ba kể từ khi loại dữ liệu này bắt đầu được ghi chép vào năm 1884. Trong khi đó, Cơ quan khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) dự báo rằng nước này sẽ trải qua những mùa đông ấm và ẩm ướt hơn, còn mùa hè nóng và khô hơn. Nhìn chung, các loại hình thời tiết cực đoan sẽ xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn do tình trạng biến đổi khí hậu. Ông Michael Christie, Giáo sư Kinh tế môi trường và sinh thái tại Trường Kinh doanh Aberystwyth ở xứ Wales, nói rằng trừ khi Chính phủ Anh và cộng đồng quốc tế thực hiện các biện pháp quyết liệt, tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ có tác động ngày càng tăng và thảm khốc hơn. Chuyên gia này lưu ý rằng những tác động đó sẽ không thể đảo ngược, với một số ngành có nguy cơ cao hơn những ngành khác. Nông nghiệp - lĩnh vực nguy cơ cao Theo các số liệu thống kê, trong năm 2020, 71% diện tích đất ở Vương quốc Anh được sử dụng để trồng trọt. Nông nghiệp chiếm 0,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và ngành công nghiệp này cung cấp 1,4% tổng số việc làm cho người dân Anh. Ông Martin Lukac, Giáo sư khoa học sinh thái tại Đại học Reading cho hay, một số nông dân Anh đã cảm thấy tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên hơn, đặc biệt là lũ lụt và các đợt khô hạn. Giáo sư Martin Lukac chia sẻ: “Ở những khu vực chưa bao giờ gặp vấn đề thiếu sinh khối cỏ để chăn nuôi gia súc, đột nhiên vấn đề này trở thành ưu tiên trong hoạt động của mọi nông dân vì không còn đồng cỏ nào để khai thác. Bên cạnh đó, tình hình của các ngành nông nghiệp nước ngoài cũng ảnh hưởng đến nông nghiệp Anh. Ông Lukac cho hay tình trạng biến đổi khí hậu sẽ gây tác động lớn hơn ở những nhiều khác trên thế giới, nhưng hoạt động nông nghiệp đã trở nên hội nhập toàn cầu hơn. Ví dụ được đưa ra là ngành chăn nuôi của Vương quốc Anh có thể gặp vấn đề về năng suất, do nông dân nước này mua đậu nành từ Brazil cho bò ăn. Do đó, bất cứ biến động nguồn cung nào từ Brazil đều có thể ảnh hưởng lớn tới người chăn nuôi tại nước Anh. Giáo sư Lukac dự đoán các vấn đề về nguồn nước cũng có thể mang đến những thách thức mới trong tương lai. Chi phí cho nguồn nước hiện tại là rất ít và không thực sự được tính vào các mô hình kinh doanh của nông dân. Nhưng ông Lukac nhận định sẽ đến một thời điểm người nông dân sẽ phải cạnh tranh tìm nguồn nước trực tiếp với người dân, do nguồn cung hạn chế. Khi đó, điều này sẽ trở thành một vấn đề lớn.>>>Cà phê robusta gia tăng lợi thế do biến đổi khí hậu
Các ngành công nghiệp tìm cách thích ứng
Dù vậy, ông Lukac cho hay biến đổi khí hậu tại nước Anh đã làm thay đổi các cây trồng ở địa phương trong những năm gần đây. Ví dụ, nhiều khu vực tại Anh đã cải thiện khả năng trồng ngô hơn. Trong khi đó, các chính sách của chính phủ nhằm giảm lượng khí thải có cái mà ông gọi là “hiệu ứng tầng”.Ông Lukac nói: “Vài năm trước, có một xu hướng sử dụng dầu diesel sinh học. Một số chính sách nông nghiệp ở Anh đã thay đổi và bắt đầu trợ giá hạt cải dầu nhiều hơn một chút so với các loại cây trồng khác. Đây là một sự thay đổi đáng kể về loại cây trồng mà chúng tôi trồng, và trên thực tế, chúng tôi đã phải thay đổi lại chính sách nông nghiệp một chút [để khuyến khích] sự đa dạng của các loại cây trồng”.
Ở những nơi khác, khí hậu ấm lên đã khuyến khích sự mở rộng ngành công nghiệp rượu vang của đất nước. Ông Steve Dorling, Giám đốc phụ trách đổi mới sáng tạo tại Trường Khoa học Môi trường thuộc Đại học East Anglia cho hay ngành rượu vang tại Vương quốc Anh đã phát triển nhanh chóng trong vòng 10-15 năm qua.
Theo ông Dorling, thành công lớn của ngành này một phần là do mùa tăng trưởng trung bình kéo dài từ tháng Tư đến tháng 10 hàng năm có nhiệt độ trên 14 độ C. Điều này giúp nông dân Anh trồng thêm các giống nho chất lượng ổn định và có tính thương mại cao hơn. Hiệp hội các nhà sản xuất rượu vang của Anh và xứ Wales WineGB dự báo, khi các nhà máy tiếp tục tăng diện tích trồng nho hàng năm, sản lượng rượu vang của nước này sẽ tăng lên khoảng 40 triệu chai vào năm 2040, tăng mạnh từ mức 8,7 triệu chai của năm 2020. Các công ty và nhà đầu tư nằm ngoài các ngành công nghiệp phụ thuộc vào đất đai cũng đang thay đổi cách thức hoạt động của họ. Dự án phát triển đường sắt cao tốc HS2 của Anh sẽ sử dụng bê tông cốt graphene được in 3D, thân thiện với môi trường hơn bê tông truyền thống. Trong một diễn biến khác, một chiếc máy bay lai (sử dụng nhiên liệu hỗn hợp) đã thực hiện chuyến bay đầu tiên dài 37 dặm (khoảng 59,5 km) giữa Orkney và Wick ở Scotland vào đầu tháng này. Mục tiêu tham vọng nhưng hiện thực chệch đường Năm 2008, các nhà lập pháp Anh thông qua Đạo luật Biến đổi Khí hậu với số phiếu thuận áp đảo, nhằm mục đích cắt giảm 100% lượng khí thải vào năm 2050 so với mức năm 1990. Một phần của chiến lược là giới thiệu việc "thiết lập ngân sách carbon", trong đó xác định các giới hạn đối với lượng khí thải của quốc gia trong khoảng thời gian 5 năm. Vào tháng Tư năm nay, Chính phủ Anh thông báo rằng Ngân sách Carbon lần thứ sáu cho giai đoạn từ 2033 - 2037 sẽ “đưa mục tiêu biến đổi khí hậu tham vọng nhất thế giới thành luật”: London đang nhắm mục tiêu giảm lượng khí thải xuống 78% vào năm 2035 so với mức của năm 1990. Vương quốc Anh hiện đang trong giai đoạn Ngân sách Carbon thứ ba, sẽ kết thúc vào năm 2022. Theo Ủy ban Biến đổi Khí hậu Anh (CCC) - một cơ quan tư vấn độc lập được thành lập theo luật hồi năm 2008 - Vương quốc Anh hiện đang “đi chệch hướng” cho Ngân sách thứ tư, thứ năm và thứ sáu. Kể từ lần đánh giá cuối cùng của CCC hồi năm 2016, hơn 570.000 ngôi nhà mới đã được xây dựng tại nước Anh mà không theo tiêu chí chịu được nhiệt độ cao trong tương lai. Còn kể từ năm 2018, hơn 4.000 trường hợp tử vong do nắng nóng đã được ghi nhận ở quốc gia này. Người phát ngôn của CCC cho biết thiếu các bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp và chính phủ đang hành động đủ mạnh mẽ để chuẩn bị cho các rủi ro khí hậu như lũ lụt, biến đổi vùng ven biển, các hiện tượng thời tiết cực đoan và gián đoạn chuỗi cung ứng. CCC cảnh báo nếu doanh nghiệp không nhanh chóng có hành động để thích ứng với biến đổi khí hậu, nước Anh sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu chính của chính phủ và xã hội, bao gồm cả đưa lượng khí thải về mức 0 (Net Zero)./.>>>Chống biến đổi khí hậu sẽ giúp Đông Nam Á tạo ra 12.500 tỷ USD trong 50 năm
Tin liên quan
-
Tài chính
Indonesia cần 266 tỷ USD để giải quyết biến đổi khí hậu
08:52' - 27/08/2021
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati ngày 26/8 cho biết, nước này sẽ cần 266 tỷ USD trong thời gian từ nay đến năm 2030 để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế & Xã hội
Thế giới liệu có cơ hội tránh được kịch bản “khủng khiếp” về biến đổi khí hậu?
20:04' - 13/08/2021
Con người đã khiến Trái Đất nóng lên gần 1,1 độ C kể từ thế kỷ 19 cho đến nay, chủ yếu do các hoạt động đốt than, dầu mỏ và khí đốt để sản xuất năng lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump hoãn thuế, triển vọng kinh tế Mỹ vẫn bấp bênh
11:22'
Những nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn nhận định các mức thuế quan Mỹ đã công bố là một cú đánh vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump dùng thuế giải quyết tranh chấp nước với Mexico
11:02'
Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Mexico bằng các lệnh trừng phạt và thuế quan trong tranh chấp về việc chia sẻ nguồn nước giữa hai nước, cáo buộc Mexico phá vỡ hiệp ước đã tồn tại 81 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ
11:01'
Tổng thống Donald Trump hôm 10/4 cho biết, ông không chắc liệu nhà sản xuất thép U.S. Steel có cần thực hiện thỏa thuận với Nippon Steel của Nhật Bản hay không nhờ vào chính sách thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ
09:55'
Moskva và Washington dự kiến tìm giải pháp cho các vấn đề nêu ra ở Istanbul trong vòng tham vấn tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
-
Kinh tế Thế giới
Gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ EU-Ukraine đến hết năm 2025
08:44'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine vừa đạt được thỏa thuận gia hạn Hiệp định vận tải đường bộ đến ngày 31/12 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Trung Quốc đàm phán thuế quan với xe điện nhập khẩu
08:23'
Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đã bắt đầu đàm phán về việc bãi bỏ thuế quan của EU đối với ô tô điện (EV) nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Nhật Bản "bắt tay" giảm rào cản thương mại
08:14'
Anh và Nhật Bản đã nhất trí về sự cần thiết của việc các quốc gia cùng chí hướng hợp tác giảm bớt rào cản thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ sẽ đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam
07:50'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ là người đứng đầu phía Hoa Kỳ để đàm phán thỏa thuận thương mại song phương với Việt Nam