Biến thể Omicron làm trầm trọng thêm các nguy cơ đang hiện hữu của kinh tế thế giới
Theo tờ The Economist, hơn một năm sau thành công đầu tiên của vaccine ngừa COVID-19, cảm giác sợ hãi lại ập đến với thế giới. Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mang tên Omicron, lần đầu tiên được công bố vào ngày 24/11, có thể phá vỡ hệ thống phòng vệ được thiết lập nhờ tiêm chủng hoặc kháng thể của những người đã mắc COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Omicron gây ra nguy cơ toàn cầu “rất cao”. Giám đốc điều hành hãng dược Moderna, một trong những nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19, cảnh báo các loại vaccine hiện tại khó có thể hiệu quả đối với biến thể mới với đột biến cao.Trước nguy cơ tái phong tỏa, đóng cửa biên giới và người tiêu dùng lo lắng, các nhà đầu tư đã phản ứng bằng việc bán cổ phần các hãng hàng không và chuỗi khách sạn. Giá dầu giảm khoảng 10 USD/thùng - mức giảm giá gắn với nguy cơ suy thoái kinh tế.
Còn quá sớm để biết liệu 35 đột biến trên protein gai của Omicron có khiến biến thể này dễ lây nhiễm hay nguy hiểm so với biến thể Delta hiện đang “thống trị” hay không. Khi các nhà khoa học công bố phân tích dữ liệu trong vài tuần tới, bức tranh dịch tễ học sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, mối đe dọa về một làn sóng dịch lây lan từ nước này sang nước khác lại một lần nữa đeo bám nền kinh tế thế giới, làm trầm trọng thêm ba nguy cơ đang hiện hữu.
Nguy cơ thứ nhất là các biện pháp hạn chế chặt chẽ ở các nền kinh tế tiên tiến sẽ ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng. Khi có thông tin về biến thể mới, các quốc gia này đã ra thông báo hạn chế du khách đến từ miền Nam châu Phi, nơi biến thể lần đầu được công bố.Israel và Nhật Bản đã đóng cửa biên giới hoàn toàn, trong khi Anh áp dụng các quy định cách ly mới. Đại dịch đột ngột kết thúc một kỷ nguyên tự do của du lịch toàn cầu. Các hạn chế đã được nới lỏng trong năm nay, song tuần qua đã cho thấy các cánh cửa đã đóng lại nhanh hơn nhiều so với khi được mở trở lại.
Sự lây lan của Omicron cũng có khả năng tăng thêm những hạn chế đối với việc đi lại tự do trong nước. Để kiềm chế các ca mắc biến thể Delta đang gia tăng, châu Âu thậm chí đã hạn chế nhiều hoạt động trong nước trước khi biến thể Omicron xuất hiện.Tại Italy, những người chưa tiêm vaccine không được phép đến các nhà hàng, trong khi tại Bồ Đào Nha, ngay cả những người đã tiêm vaccine vẫn phải có kết quả xét nghiệm âm tính mới được vào các quán bar. Trong khi đó, Áo đang áp lệnh phong tỏa hoàn toàn. Sự phục hồi được chờ đợi từ lâu của các ngành dịch vụ khổng lồ, từ khách sạn đến hội nghị, đã bị đình lại.
Nền kinh tế mất cân đối làm trầm trọng thêm nguy cơ thứ hai, đó là biến thể mới có thể khiến lạm phát vốn đã cao tiếp tục tăng. Rủi ro này lớn nhất tại Mỹ, nơi mà chính sách kích thích tài khóa của Tổng thống Joe Biden đã khiến nền kinh tế phát triển quá nóng và giá tiêu dùng trong tháng 10/2021 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất trong ba thập kỷ qua. Theo dữ liệu của Bloomberg, lạm phát cũng cao ở các khu vực khác trên thế giới, ở mức 5,3% trên toàn cầu.Nhiều người có thể nghĩ rằng biến thể Omicron sẽ làm giảm lạm phát do hoạt động kinh tế suy giảm. Thực tế có thể hoàn toàn ngược lại. Giá cả đang tăng một phần do người tiêu dùng tăng mua sắm, thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu cho mọi hàng hóa. Chi phí vận chuyển một container từ các nhà máy ở châu Á đến châu Mỹ vẫn cao ngất ngưởng. Để tổng lạm phát giảm, người tiêu dùng cần chuyển chi tiêu sang các dịch vụ như du lịch và ăn uống. Biến thể Omicron không những trì hoãn việc này mà còn có thể gây nên những đợt phong tỏa mới tại các trung tâm sản xuất quan trọng, làm trầm trọng thêm gián đoạn nguồn cung. Và người lao động lo ngại về dịch bệnh có thể hoãn kế hoạch trở lại làm việc, khiến tiền lương bị đẩy lên.Đây có thể là lý do Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, ngày 30/11 tuyên bố ủng hộ thắt chặt tiền tệ. Lập trường đó là đúng, song cũng mang lại những nguy cơ. Tác động lan tỏa có thể làm tổn thương các nền kinh tế mới nổi, vốn có xu hướng hứng chịu dòng vốn bị rút và tỷ giá hối đoái giảm khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ.
Các nền kinh tế mới nổi có dự trữ ngoại hối lớn hơn và ít phụ thuộc vào nợ ngoại tệ hơn so với trước đây khi Fed rút dần các gói kích thích tiền tệ năm 2013. Tuy nhiên, các nước này hiện lại phải đương đầu với biến thể Omicron ngay trong nước.Brazil, Mexico và Nga đã tăng lãi suất, biện pháp giúp ngăn chặn lạm phát song có thể làm giảm tăng trưởng khi làn sóng dịch mới bùng phát. Thổ Nhĩ Kỳ đã làm điều ngược lại, giảm lãi suất và hệ quả là đồng tiền sụp đổ. Nhiều nền kinh tế mới nổi có thể phải đối mặt với một lựa chọn không mong muốn.
Nguy cơ cuối cùng là tăng trưởng giảm tốc ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cách đây chưa lâu, Trung quốc là “tấm gương sáng” về khả năng phục hồi kinh tế trong đại dịch.Giờ đây, nước này đang vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ trong ngành bất động sản, các chiến dịch "chấn chỉnh" doanh nghiệp tư nhân và chính sách “Không COVID-19” không bền vững khiến đất nước bị cô lập và phải chịu sự phong tỏa ngặt nghèo tại bất cứ khu vực nào có các ca lây nhiễm.
Ngay cả khi Chính phủ Trung Quốc xem xét việc kích thích kinh tế, tăng trưởng đã giảm xuống còn khoảng 5%. Trừ cú sốc khi đại dịch mới bùng phát, đây là mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc trong vòng 30 năm.
Nếu biến thể Omicron có khả năng lây lan mạnh hơn so với biến thể Delta, điều này sẽ thách thức chiến lược của Trung Quốc. Do biến thể này lây lan dễ hơn, Trung Quốc sẽ phải mạnh tay hơn đối với mỗi đợt bùng phát để dập dịch, điều sẽ gây tổn hại tăng trưởng và phá vỡ chuỗi cung ứng.Biến thể Omicron cũng có thể gây khó cho Trung Quốc trong việc từ bỏ chính sách “Không COVID-19”, bởi với việc để virus lây lan, làn sóng lây nhiễm có thể lớn hơn, gây căng thẳng cho nền kinh tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Điều này đặc biệt đúng với mức miễn dịch thấp ở Trung Quốc và các câu hỏi về việc vaccine của nước này hiệu quả đến đâu.
Mặc dù vậy, không phải tất cả đều u ám. Thế giới sẽ không chứng kiến sự tái diễn của mùa Xuân năm 2020 với sự sụt giảm GDP đáng kinh ngạc. Tập đoàn Goldman Sachs (Mỹ) cho biết người dân, doanh nghiệp và các chính phủ đã thích ứng với virus này, có nghĩa là mối liên hệ giữa GDP và các hạn chế về đi lại và hành vi chỉ bằng 1/3 so với trước đây. Một số nhà sản xuất vaccine kỳ vọng dữ liệu mới sẽ cho thấy vaccine hiện tại vẫn ngăn ngừa được những ca bệnh nặng. Và, nếu phải hành động, các công ty và chính phủ sẽ có thể tung ra vaccine và thuốc điều trị mới sau vài tháng vào năm tới. Mặc dù vậy, Omicron, hoặc các biến thể khác trong tương lai, vẫn đe dọa giảm tăng trưởng và tăng lạm phát khi thế giới vừa nhận được cảnh báo con đường để COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu sẽ không bằng phẳng./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu
06:30' - 10/12/2021
Chiều hướng tăng trưởng chậm lại một cách đáng kinh ngạc của kinh tế Trung Quốc đang mang đến những cảnh báo quen thuộc rằng khi Trung Quốc "hắt hơi" thì kinh tế toàn cầu cũng sẽ "sổ mũi".
-
Ý kiến và Bình luận
Vaccine có bảo vệ hiệu quả trước biến thể Omicron?
11:53' - 09/12/2021
Nghiên cứu cho thấy các loại vaccine hiện nay giảm hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron, song vẫn có khả năng bảo vệ người bệnh không bị trở nặng.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới khoa học nhận định thế nào về hiệu quả vaccine với biến thể Omicron?
19:49' - 08/12/2021
Nhật báo Les Echos số ra ngày 8/12 dẫn nhận định của giới khoa học cho biết vaccine hiện tại có thể giúp các bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron tránh được tình trạng bệnh nghiêm trọng.
-
Kinh tế tổng hợp
Omicron có thể là yếu tố giúp chấm dứt đại dịch COVID-19
13:51' - 08/12/2021
Nếu Omicron được chứng minh là gây ra tác động ít nghiêm trọng như các báo cáo và nghiên cứu ban đầu cho thấy, biến thể này thực sự có thể giúp con người đạt được miễn dịch cộng đồng.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Biến thể Omicron có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
14:17' - 03/12/2021
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng biến thể Omicron gây dịch COVID-19 có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu qua việc làm trầm trọng vấn đề chuỗi cung ứng và suy giảm nhu cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng lạm phát tăng mạnh
15:10' - 01/12/2021
Kinh tế thế giới trong năm 2021 đã phục hồi sau giai đoạn đình trệ do đại dịch, nhưng lạm phát tăng mạnh.
-
Phân tích - Dự báo
Ba mối đe dọa đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu
05:30' - 01/12/2021
Theo tạp chí The Economist, ba mối đe dọa đối với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu là việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và biến thể Omicron.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30'
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30'
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.
-
Phân tích - Dự báo
Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon
05:30' - 29/06/2025
Chăn nuôi gia súc để lấy da dùng để sản xuất túi xách và các sản phẩm thời trang cao cấp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng quy mô lớn trong những năm gần đây tại lưu vực Amazon.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên kinh tế mới: Chính phủ Anh vào cuộc
06:30' - 28/06/2025
Nước Anh có một di sản đậm nét về thương mại và doanh nghiệp. Ba thỏa thuận thương mại gần đây – với Ấn Độ, Mỹ và EU – đã giúp Anh đã khôi phục vị thế là nhà vô địch toàn cầu về thương mại tự do.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn địa chính trị: Biến số khó lường trên thị trường thế chấp
05:30' - 28/06/2025
Đối với những người mua nhà tiềm năng, một cuộc xung đột tiềm tàng ở Iran tạo ra cả cơ hội và thách thức, có khả năng định hình lại bối cảnh lãi suất thế chấp.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc dẫn đầu cuộc đua năng lượng xanh
06:30' - 27/06/2025
Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua toàn cầu về năng lượng sạch, đặt ra cho Australia một lựa chọn then chốt: hoặc chủ động tham gia, hoặc bị tụt lại phía sau.