Biến thể Delta đang lan mạnh tại Nhật Bản
Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản (NIID) vừa công bố kết quả phân tích dữ liệu di truyền cho thấy, biến thể Delta đã xâm nhập từ bên ngoài vào Vùng thủ đô sau đó lan rộng ra khắp các địa phương của Nhật Bản.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả nghiên cứu trên đã được NIID công bố trong cuộc họp với hiệp hội các chuyên gia y tế của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ngày 4/8 vừa qua nhằm đánh giá chính xác nguồn gốc và cách thức lây lan của biến thể Delta.
Theo đó, ca mắc biến thể Delta đầu tiên từng được cơ quan y tế nước này công bố phát hiện đầu tiên vào ngày 18/5 là một người sinh sống tại thủ đô Tokyo nhưng chưa từng đi nước ngoài. Tuy nhiên, một cuộc điều tra sâu hơn đã cho thấy, ca mắc biến thể Delta đầu tiên tại Nhật Bản đã xuất hiện vào ngày 16/4, trong một khu cách ly của sân bay quốc tế tại Tokyo.
Sau đó, biến thể Delta liên tiếp được ghi nhận tại các khu vực Kanto, Kansai, Chubu, Kyushu vào khoảng tháng 5. Giám đốc NIID, ông Takaji Wakita cho biết, biến thể Delta chỉ cần một xuất phát điểm để có thể lan rộng ra toàn quốc trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Dữ liệu của NIID cũng chỉ ra rằng, biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao đang dần thay thế các chủng virus SARS-CoV-2 trước đó. Hiện tại biến thể Delta đang chiếm khoảng gần 90% số ca mắc mới tại thủ đô Tokyo, khoảng 89% tại các tỉnh lân cận như Kanagawa, Saitama, Chiba và dự báo đến cuối tháng 8, tỷ lệ này tại Vùng thủ đô sẽ là 100%.
Trong khi, tại vùng Kansai với trọng điểm là Osaka, Kyoto và Hyogo, tỷ lệ này có thể tăng từ 63% hiện nay lên 80% vào cuối tháng 8. Ngoài ra, biến thể này cũng được dự báo sẽ là nguyên nhân gây ra toàn bộ số ca mắc tại một số địa phương khác như Okinawa (đang chiếm 89%), tỉnh Fukuoka (đang chiếm 85%) đến cuối tháng này.
Theo ông Takaji Wakita, biến thể Delta có tốc độ lây lan mạnh hơn nhiều lần so với virus SARS-CoV-2 thông thường nên rất khó để có một biện pháp kiểm soát hiệu quả tuyệt đối. Trước mắt chủ yếu nên tập trung hạn chế lưu lượng di chuyển giữa các địa phương, giảm xuống mức thấp nhất việc tiếp xúc trực tiếp với nhau và đẩy mạnh tiêm chủng vaccine.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Nhật Bản, trong ngày 5/8, lần đầu tiên quốc gia Đông Bắc Á này ghi nhận số ca mắc mới trong ngày trên 15.000. Cụ thể, có 15.263 ca dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện trong 24 giờ qua, trong đó thủ đô Tokyo ghi nhận con số kỷ lục mới với 5.042 ca.
Số ca bệnh nặng tại Tokyo cũng tăng thêm 20 ca, lần đầu vượt mốc 130 ca kể từ ngày 1/2. Hiện tại tỷ lệ sử dụng giường bệnh điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại Tokyo là 56,7% và 34,4% số giường được dùng để cấp cứu cho các ca bệnh nặng. Trong khi đó, đã có thêm 6 ca mắc COVID-19 mới được xác nhận có liên quan đến Olympic./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ gia đình người Việt bị sát hại ở Osaka, Nhật Bản
17:21' - 05/08/2021
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka đã liên hệ với gia đình, thông tin sơ bộ, gửi lời chia buồn tới gia đình nạn nhân, khẳng định sẽ tiếp tục theo sát vụ việc, hỗ trợ gia đình trong vấn đề hậu sự.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh sát Nhật Bản đã bắt được nghi phạm sát hại người Việt ở Osaka
15:05' - 05/08/2021
Ngày 5/8, cảnh sát tỉnh Osaka đã bắt được nghi phạm hành hung dã man và sát hại công dân Việt Nam T.T.A tại khu vực đi bộ ven sông cầu Ebisu (thuộc quận Chuo, thành phố Osaka) vào tối 2/8.
-
Kinh tế & Xã hội
Số ca nhiễm mới COVID-19 theo ngày ở thủ đô Nhật Bản cao nhất từ trước đến nay
16:56' - 04/08/2021
Ngày 4/8, chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã phát hiện thêm 4.166 ca nhiễm mới, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước tới nay và tăng 457 ca so với một ngày trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản dự định tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 cho người dân
12:32' - 03/08/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản dự định bắt đầu tiêm mũi thứ 3 vaccine phòng COVID-19 cho người dân từ năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà xuất khẩu Đức dự kiến doanh số bán hàng tiếp tục giảm
08:14'
Kim ngạch xuất khẩu của Đức dự kiến sẽ giảm 2,7%, chưa tính tới khả năng xung đột thương mại với Mỹ dưới thời của Tổng thống mới Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu khả năng áp thuế hàng hóa Trung Quốc từ 1/2
07:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu, đồng thời cảnh báo khả năng áp thêm 10% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sớm nhất từ ngày 1/2.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng quốc tế về quyết định của Tổng thống D.Trump rút Mỹ khỏi WHO
21:41' - 21/01/2025
Ngày 21/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút nước này khỏi WHO, đồng thời hy vọng ông sẽ "xem xét lại".
-
Kinh tế Thế giới
Những sắc lệnh đáng chú ý của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay khi nhậm chức
18:50' - 21/01/2025
Ngày 20/1, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập tức cải tổ chính phủ thông qua việc ký loạt sắc lệnh hành pháp, hiện thực hóa cam kết khi tranh cử.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Đức: EU đã sẵn sàng cho khả năng bị Mỹ áp thuế
17:53' - 21/01/2025
Bộ trưởng Robert Habeck nói rằng, Đức và EU phải tự cứu lấy mình bằng cách đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng và công nghệ.
-
Kinh tế Thế giới
Những sản phẩm và công ty trong "tầm ngắm" thuế quan của Mỹ
17:16' - 21/01/2025
Việc áp thuế quan trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng tiêu dùng của người Mỹ, từ giày thể thao, đồ chơi đến ô tô, bia và bơ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh "soán ngôi" Đức thành địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất châu Âu
16:19' - 21/01/2025
Vương quốc Anh đã vượt Đức để trở thành địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất ở châu Âu, ngay cả khi kế hoạch tăng thuế kỷ lục của Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves làm trì trệ thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump ra tuyên bố mới về chiến lược không gian
16:16' - 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 đã khẳng định quyết tâm "cắm quốc kỳ" trên Sao Hỏa.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Tổng thống D. Trump tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài của Mỹ trong 90 ngày
15:55' - 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh tạm dừng viện trợ phát triển nước ngoài trong 90 ngày để đánh giá mức độ hiệu quả và phù hợp của các chương trình này với chính sách đối ngoại của ông.