Nhật Bản dự định tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 cho người dân
Theo Bộ trưởng Cải cách Hành chính Taro Kono, quan chức phụ trách chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản, nước này sẽ sử dụng vaccine của các hãng Pfizer và Moderna để tiêm mũi thứ 3 cho người dân.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Kono cảnh báo rất khó có thể ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta chỉ bằng việc tiêm vaccine, do đó kêu gọi người dân thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản như đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc cồn diệt khuẩn.
Trong bối cảnh Nhật Bản đứng trước nguy cơ thiếu giường bệnh khi biến thể Delta đang lây lan nhanh, ngày 2/8, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến nghị các bệnh nhân COVID-19 ở Tokyo và một số khu vực khác tự hồi phục ở nhà nếu họ không bị ốm nặng hoặc không có triệu chứng nghiêm trọng.
Theo các văn bản hướng dẫn trước đó của Chính phủ Nhật Bản, về nguyên tắc, các bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng được khuyến nghị nhập viện, trong khi các bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ sẽ tự hồi phục ở các cơ sở cách ly do chính phủ chỉ định. Việc tự hồi phục ở nhà chỉ giới hạn đối với những người không thể sử dụng các cơ sở cách ly.
Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng liên quan trong nội các ngày 2/8, Thủ tướng Suga Yoshihide khẳng định nước này đang nỗ lực đảm bảo giường bệnh để các bệnh nhân COVID-19 nguy kịch và những người có rủi ro cao có thể nhập viện. Ông cũng cho biết sẽ tăng cường hỗ trợ y tế cho các bệnh nhân điều trị tại nhà.
Ngày 2/8, Nhật Bản ghi nhận thêm 8.393 ca nhiễm mới trên toàn quốc, tăng 3.704 ca so với một tuần trước đó. Đây là ngày đầu tiên trong 5 ngày qua, số ca nhiễm mới ở nước này giảm xuống dưới ngưỡng 10.000 ca/ngày. Hai tỉnh có số ca mắc mới tăng cao kỷ lục là Kanagawa (1.686 ca) và Fukushima (136 ca). Số bệnh nhân nặng trên toàn quốc tăng 13 ca lên 704 ca.
Cùng ngày, Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 thông báo đã ghi nhận thêm 18 trường hợp mắc COVID-19 liên quan đến sự kiện thể thao này. Trong số ca mắc mới được ghi nhận có một động viên bơi nghệ thuật của Hy Lạp, đang lưu trú tại Làng vận động viên, trong khi những người mắc còn lại gồm các nhà thầu, quan chức tham gia hỗ trợ giải đấu, nhân viên tình nguyện và nhân viên truyền thông.
Như vậy, kể từ khi Olympic Tokyo 2020 khởi tranh từ ngày 23/7 cho tới này, đã có 294 ca mắc COVID-19 là vận động viên, quan chức, nhân viên tình nguyện… trong sự kiện thể thao này./.
>>>Bên trong siêu trang trại ‘nuôi’ virus để sản xuất vaccine COVID-19 ở Trung Quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng tốc tiêm chủng trong quý IV/2021 khi vaccine COVID-19 về dồn dập
11:45' - 03/08/2021
Theo Bộ Y tế, vẫn còn một số địa phương, đơn vị chậm trễ trong việc tổ chức tiếp nhận, phân bổ và triển khai tiêm vaccine COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
UAE sẽ tiêm vaccine Sinopharm cho trẻ em từ 3 tuổi
10:38' - 03/08/2021
Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tuyên bố sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 Sinopharm do Trung Quốc sản xuất với nhóm trẻ em từ 3 tuổi đến thiếu niên dưới 17 tuổi.
-
Kinh tế & Xã hội
70% dân số Mỹ đã tiêm vaccine phòng COVID-19
07:46' - 03/08/2021
Ngày 2/8, Mỹ đã đạt cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 với 70% dân số nước này được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.