Biển xanh "nắm giữ" nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới
Theo báo cáo “Hồi sinh Kinh tế Biển” của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF), điểm khác biệt lớn nhất của Trái đất so với các hành tinh khác là sự hiện diện của những đại dương, bao phủ hơn 2/3 diện tích bề mặt.
Biển xanh là yếu tố chính đóng góp cho kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tài nguyên biển đang bị xói mòn một cách nhanh chóng và để phục hồi “khả năng sản xuất” của khu vực quan trọng này, thế giới cần khẩn trương hành động.
Tiềm lực hùng mạnh
Các nhà khoa học tính toán rằng các đại dương sản xuất khoảng một nửa lượng oxy của Trái đất, đồng thời hấp thụ 30% lượng khí thải gây ô nhiễm. Đại dương cũng là “ngôi nhà” của một số lượng khổng lồ sinh vật biển, từ những sinh vật đơn bào cho đến những loài cá khổng lồ như cá voi xanh.
Nguồn thực phẩm từ biển đang giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng lương thực của con người, với 20% lượng protein mà 3 tỷ người trên thế giới tiêu thụ là từ tôm cá biển. Nhu cầu đối với thực phẩm này ngày càng tăng, khi dân số loài người ngày một phình to.
Trong khi đó, hệ thống nông nghiệp đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng “cơn khát” thực phẩm của con người. Vì vậy, vai trò của nguồn thực phẩm từ đại dương sẽ càng được củng cố như một phần quan trọng trong giải pháp chống nghèo đói trên toàn cầu.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới những đóng góp quan trọng đối với kinh tế toàn cầu của thương mại theo đường biển; hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp và cảng biển; vận tải biển; công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; khai thác dầu và khí đốt; du lịch biển và dịch vụ nghỉ dưỡng cũng như các hoạt động phụ trợ khác như hậu cần, giao nhận vận tải, bảo hiểm, đánh giá kiểm định chất lượng tàu biển, tiếp nhiên liệu, đào tạo thủy thủ...
Theo thống kê, các hoạt động của kinh tế biển giúp tạo ra hàng trăm triệu việc làm trong nhiều ngành nghề như du lịch, ngư nghiệp, năng lượng, công nghiệp sinh học.
Báo cáo “Kinh tế Biển 2030” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chỉ ra rằng kinh tế biển nắm giữ tiềm năng vô cùng lớn trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới.
Biển và đại dương đóng vai trò không thể thiếu được để đối phó với nhiều thách thức mà kinh tế thế giới phải đối mặt trong những thập niên tới, từ đảm bảo an ninh lương thực, đối phó với biến đổi khí hậu cho đến cung ứng tài nguyên tự nhiên, năng lượng và cải thiện điều kiện chăm sóc y tế.
Thế kỷ XXI được coi là “Thế kỷ của biển và đại dương”, theo đó phát triển kinh tế biển đã trở thành trọng điểm trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hành động để bảo vệ “hành tinh xanh”
Báo cáo của WWF chỉ ra rằng hơn 2/3 giá trị kinh tế từ biển phụ thuộc trực tiếp vào “điều kiện sức khỏe” của các đại dương. Trong bối cảnh nhu cầu đối với nguồn thực phẩm và tài nguyên từ các vùng biển gia tăng nhanh chóng, các “khu vực xanh” này cũng đang biến đổi nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong hàng chục triệu năm qua, khi số lượng sinh vật biển đang suy giảm nghiêm trọng và tình trạng ô nhiễm tràn lan.
OECD nhấn mạnh kinh tế biển là yếu tố then chốt đảm bảo tương lai thịnh vượng của loài người. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế trên các đại dương đang đứng trước nhiều rủi ro: sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên biển, ô nhiễm, nhiệt độ và mực nước biển gia tăng, tình trạng axít hóa tại các đại dương và thu hẹp đa dạng sinh học.
Những nguy cơ này đang đe dọa đến sự thịnh vượng của “hành tinh xanh”. Để đối phó với những thách thức nói trên, các nhà lãnh đạo thế giới cần đưa ra những giải pháp mang tính bền vững để đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
WWF kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu cần vạch ra một kế hoạch để “hồi sinh” kinh tế biển với tám hành động. Thứ nhất, các chính phủ phải theo đuổi các Mục tiêu Phát triển Bền vững, với cam kết sử dụng công cụ chính sách, tài chính, thương mại và cả công nghệ để bảo tồn hệ thống sinh vật biển.
Thứ hai, các nhà lãnh đạo cũng cần giải quyết những vấn đề nghiêm trọng từ sự gia tăng nhiệt độ và axít hóa của các đại dương; lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học và tiến hành cắt giảm sâu khí thải gây ô nhiễm, nhằm ngăn chặn những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với các vùng biển.
Thứ ba, các quốc gia ven biển cần mở rộng khu vực biển và bờ biển được bảo tồn và quản lý một cách hiệu quả trong thời gian tới.
Thứ tư, hoạt động bảo vệ môi trường sống và quản lý nguồn cá phải tiến hành đồng thời, để bảo bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên biển.
Thứ năm, các quốc gia trên thế giới cần bắt tay hợp tác và tạo ra một nguồn quỹ hỗ trợ các quốc gia dễ tổn thương do tác động từ sự suy giảm tài nguyên biển.
Thứ sáu, các nhà lãnh đạo cũng cần xây dựng những mối quan hệ đối tác công- tư để thiết lập một mạng lưới chia sẻ ý tưởng, giải pháp trong công tác bảo vệ biển.
Thứ bảy, các quốc gia và cộng đồng cần minh bạch các nguồn lợi từ biển, bởi việc đánh giá giá trị thực từ đại dương có vai trò “sống còn” trong việc đưa ra các quyết định quan trọng của các nhà lãnh đạo.
Và cuối cùng, các nước cũng cần chia sẻ thông tin một cách hiệu quả hơn và thúc đẩy cộng tác giữa các nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Các giải pháp xanh hướng tới kinh tế biển xanh
14:33' - 08/07/2016
Hội thảo quốc tế “Các giải pháp xanh hướng tới kinh tế biển xanh” đã được tổ chức ngày 8/7 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước đề xuất xây dựng Bình Định thành trung tâm kinh tế biển
19:26' - 26/06/2016
Ngày 26/6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề xuất xây dựng tỉnh Bình Định trở thành một trung tâm kinh tế biển, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch chất lượng cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển Phú Quốc theo mô hình đặc khu kinh tế
13:15' - 18/02/2016
Xây dựng, phát triển huyện đảo Phú Quốc theo mô hình đặc khu kinh tế là một trong ba khâu đột phá của tỉnh Kiên Giang trong chiến lược phát triển giai đoạn 2016/20.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18'
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06'
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11'
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43'
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41'
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06'
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36'
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59'
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Giá cà phê thế giới thiết lập mức kỷ lục mới
08:47'
Giá hai mặt hàng cà phê cùng tăng phiên thứ 4 liên tiếp và xác lập mức kỷ lục mới. Giá cà phê Arabica tăng 4,6%, mức kỷ lục mới trong 47 năm và giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng kỷ lục với 6,92%.