Big Tech tiếp tục đẩy mạnh M&A trong năm 2021 bất chấp nỗ lực kiểm soát của Mỹ
Theo số liệu của công ty phân tích thị trường Dealogic, bất chấp những nỗ lực tăng cường kiểm soát các công ty công nghệ lớn (Big Tech) của Chính phủ Mỹ, Microsoft, Amazon và Alphabet đã công bố nhiều giao dịch mua lại doanh nghiệp trong năm 2021 hơn bất kỳ năm nào trong thập kỷ qua.
Giới quan sát cho rằng điều này báo hiệu các “đại gia” trên đang cố gắng tăng tốc giao dịch mua lại doanh nghiệp trước một cuộc điều tra chống độc quyền sắp tới - hoặc họ không tin rằng các nhà quản lý Mỹ có bằng chứng đủ mạnh để kiện ngăn chặn hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) của mình.
Trong bảy tháng kể từ khi bà Lina Khan nhậm chức Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), đã có một “cuộc chiến tranh lạnh” giữa một số công ty công nghệ lớn nhất và giới chức quản lý. Bà Khan đã không ngần ngại đề xuất FTC tích cực thực thi chính sách chống độc quyền.Tới nay, bà đã đệ đơn khiếu nại chống lại Facebook, với tuyên bố rằng vụ mua lại mạng xã hội Instagram và ứng dụng nhắn tin WhatsApp đã góp phần cho vị thế độc quyền trên thị trường mạng xã hội của Facebook. Phía Facebook và Amazon cũng chỉ trích rằng Chủ tịch FTC đương nhiệm không thích hợp để đánh giá một cách công bằng các vấn đề liên quan đến các công ty đó.
Câu hỏi đặt ra cho năm 2022 là liệu tình hình có “nóng lên” hay không. Thỏa thuận trị giá 69 tỷ USD của Microsoft mua lại nhà sản xuất trò chơi điện tử Activision Blizzard trong tuần này là ví dụ mới nhất về việc một Big Tech có khả năng thách thức hành động của các nhà quản lý ra sao.Thương vụ này cũng tiếp nối một số thỏa thuận lớn trong năm 2021 của các “đại gia” công nghệ, bao gồm vụ chi 19 tỷ USD mua lại công ty phần mềm Nuance Communications của Microsoft và thỏa thuận 8,5 tỷ USD của Amazon với công ty sản xuất phim MGM Studios.
Theo Dealogic, tính riêng trong năm 2021, Alphabet đã có 22 giao dịch, Microsoft là 56 giao dịch và Amazon thực hiện 29 giao dịch - đây đều là những mức cao nhất trong 10 năm của mỗi công ty.Mặc dù số liệu của Dealogic chỉ tính đến giá trị giao dịch được tiết lộ công khai, nhưng dựa trên những thống kê đó, tổng khối lượng giao dịch của Alphabet và Microsoft cũng ở mức cao nhất trong 10 năm, lần lượt là 22 tỷ USD và 25,7 tỷ USD.
Tổng khối lượng giao dịch của Amazon là 15,7 tỷ USD - chỉ kém một chút so với mức cao nhất trong thập kỷ qua.
Ông Erik Gordon, Giáo sư tại Trường Kinh doanh Ross thuộc Đại học Michigan, cho biết: các Big Tech đang muốn nhanh chóng hoàn thành các giao dịch trước khi FTC thành công đưa ra án lệ mới. Khi một thẩm phán đã đặt ra một án lệ trong phòng xử án, các thẩm phán khác sẽ dễ dàng tuân theo án lệ đó hơn. Cho đến nay, FTC dưới sự điều hành của bà Khan đang dựa vào chiến lược răn đe để kiểm soát hoạt động M&A của các công ty, trong khi họ phải vật lộn để bắt kịp sự gia tăng lịch sử về hồ sơ xin phép sáp nhập trên nhiều ngành khác nhau và ngân sách hạn chế. Một trong những hành động như vậy là FTC sẽ gửi thư tới một số công ty đang tìm cách hợp nhất, cho họ biết cơ quan này sẽ tiếp tục điều tra các giao dịch ngay cả khi thời gian chờ theo luật định kết thúc.Bức thư về cơ bản cảnh báo rằng các doanh nghiệp có thể tự chịu rủi ro khi hợp nhất, nhưng FTC sau đó có thể đệ đơn kiện để buộc họ đảo ngược giao dịch của mình.
Song hiện chưa rõ cơ quan này sẵn sàng mạnh tay tới đâu để hiện thực hóa các lời cảnh báo trên mặt trận chống độc quyền. Giới phân tích lưu ý rằng những động thái nêu trên khó thay đổi hành vi của các công ty. Theo Giáo sư Gordon, cho đến khi các tòa án đưa ra phán quyết về cách luận giải luật chống độc quyền của các cơ quan quản lý, các Big Tech có thể sẽ tiếp tục tiến độ giao dịch như vũ bão với hy vọng hoàn thành càng nhiều thương vụ càng tốt. Bên cạnh đó, những “ông lớn” này thường có nguồn lực tài chính để chi trả cho hàng chục luật sư, cả nội bộ lẫn bên ngoài, để tư vấn làm sao cho giao dịch của họ được chấp thuận.Microsoft, Amazon, Meta (công ty mẹ của Facebook), Alphabet và Apple là năm cái tên bị xem xét kỹ lưỡng nhất khi tính tới về sức ảnh hưởng thị trường của họ.
Nhìn bề ngoài, việc Amazon mua một xưởng phim (MGM) hay Microsoft mua lại một công ty trò chơi (Activision) hoặc một công ty phần mềm Trí tuệ nhân tạo (Nuance) không có những yếu tố kích hoạt các cảnh báo chống độc quyền theo truyền thống.
Điều này đặt bà Khan vào tình thế phải chứng minh lập luận rằng luật chống độc quyền nên được điều chỉnh cho phù hợp với môi trường tư bản hiện tại.
Quốc hội Mỹ đang nghiên cứu các luật mới có thể giảm bớt công việc của giới hữu trách trong việc chứng minh trước tòa rằng một số hành vi nhất định của các nền tảng trực tuyến là bất hợp pháp.
Mới đây, Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã đưa ra một dự luật lớn nhằm cấm các nền tảng trực tuyến lớn phân biệt đối xử với các sản phẩm của đối thủ trên nền tảng của họ.
Trong khi dự luật đó tập trung vào hành vi của công ty, các nhà lập pháp trong Hạ viện cũng đã xem xét một dự luật sẽ chuyển trách nhiệm chứng minh trong các giao dịch M&A sang các công ty lớn./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Lufthansa chuẩn bị mua 40% cổ phần trong ITA
07:32' - 23/01/2022
Nhật báo Il Foglio của Italy ngày 22/1 đưa tin hãng hàng không Lufthansa của Đức chuẩn bị mua 40% cổ phần trong hãng hàng không quốc gia của Italy ITA Airways.
-
Doanh nghiệp
Walmart thay đổi lãnh đạo của bộ phận thương mại điện tử
11:10' - 22/01/2022
Theo một bản ghi nhớ, công ty bán lẻ Walmart (Mỹ) đã chọn ông Tom Ward để lãnh đạo bộ phận thương mại điện tử sau sự ra đi của ông Casey Carl.
-
Doanh nghiệp
Intel lên kế hoạch chi 20 tỷ USD xây hai nhà máy sản xuất chip mới
07:10' - 22/01/2022
Hãng công nghệ Intel ngày 21/1 thông báo sẽ đầu tư 20 tỷ USD vào hai nhà máy mới ở bang Ohio (Mỹ) để sản xuất chip tiên tiến.
-
Doanh nghiệp
Airbus bất ngờ chấm dứt hợp đồng hơn 6 tỷ USD với Qatar Airways
22:01' - 21/01/2022
Ngày 21/1, người phát ngôn của Airbus cho biết hãng đã "chấm dứt" hợp đồng cung cấp 50 máy bay A321neo trị giá hơn 6 tỷ USD cho Qatar Airways để đảm bảo quyền lợi của Airbus.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam - VINATEX tạo sự bền vững trong chuỗi cung ứng “hóa chất - xơ sợi - dệt may”
22:15' - 18/07/2025
Ngày 18/7, Petrovietnam tổ chức Lễ ký Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm giữa VNPOLY với các đơn vị thành viên của VINATEX và Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí – CTCP (PVCHEM).
-
Doanh nghiệp
Tổng kết “đường găng” khó nhất dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng
16:36' - 18/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổng kết công tác phối hợp, chỉ đạo, thi công tháo dỡ đê quây và kênh vào cửa lấy nước dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
-
Doanh nghiệp
"Ông trùm" vận tải biển châu Á chi 1,45 tỷ USD mua lại công ty logistics Hà Lan
15:23' - 18/07/2025
Nhật Bản - Nippon Yusen (NYK Line) sẽ mua lại Movianto International, một công ty Hà Lan chuyên về dịch vụ hậu cần liên quan đến chăm sóc sức khỏe, với giá khoảng 1,25 tỷ euro (1,45 tỷ USD).
-
Doanh nghiệp
TikTok tiếp tục đối mặt cáo buộc vi phạm quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân
08:59' - 18/07/2025
Noyb - nhóm vận động bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trên mạng Internet - đã đệ đơn khiếu nại mới, cáo buộc TikTok, AliExpress và WeChat không tuân thủ các yêu cầu về quyền truy cập dữ liệu.
-
Doanh nghiệp
Kiên định với chiến lược 3 trọng điểm
07:58' - 18/07/2025
Trong bối cảnh giá dầu tiếp tục trồi sụt khó lường, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiếp tục kiên định với chiến lược 3 trọng điểm để tăng tốc và về đích năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: TKV chuyển đổi toàn diện theo hướng “xanh - số - hiệu quả - bền vững”
19:59' - 17/07/2025
Ngày 17/7, Đảng bộ Tập đoàn TKV đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV. Đồng chí Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Đại hội.
-
Doanh nghiệp
PVOIL sẽ bán thí điểm xăng sinh học E10 từ tháng 9/2025
19:47' - 17/07/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Cao Hoài Dương-Chủ tịch Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) về kế hoạch sản xuất để thực hiện lộ trình bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 trên toàn quốc từ 1/1/2026.
-
Doanh nghiệp
Nhiệt điện Long Phú 1 gấp rút thi công để phát điện vào năm 2027
18:57' - 17/07/2025
Những ngày này, không khí đang thực sự "nóng" trên công trường dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 bởi tất cả đều đang hướng về mục tiêu phát điện vào năm 2027.
-
Doanh nghiệp
“Hồi sinh” nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất để đáp ứng nhu cầu pha chế xăng E10
13:04' - 17/07/2025
Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung có phương án khởi động lại nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất vào tháng 9/2025 để đáp ứng nhu cầu Ethanol cho pha chế xăng sinh học E10.