Bình ổn thị trường những tháng cuối năm
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, từ nay đến cuối năm nếu không có thêm những tác động bất lợi, dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa cả năm vẫn đạt mức tăng trưởng đề ra là 4.903 - 4.923 nghìn tỷ đồng, tăng từ 11,5 - 12% so với năm 2018.
Theo Vụ Thị trường trong nước, thị trường hàng hóa trong tháng 7 nhìn chung không có biến động lớn, nhu cầu tiêu dùng nhiều mặt hàng thiết yếu không cao nên giá tương đối ổn định.
Mặc dù mặt hàng xăng dầu tăng nhưng với mức tăng thấp hơn biến động giá thế giới do tiếp tục được điều hành theo quy định, phù hợp với xu hướng giá thị trường thế giới nhưng có sự điều chỉnh mức trích quỹ bình ổn để hạn chế biến động giá, góp phần bình ổn mặt bằng giá cả các mặt hàng tiêu dùng trong nước.
Riêng với mặt hàng gạo tuy đang trong giai đoạn thu hoạch rộ của vụ Hè Thu nhưng do tiêu thụ tốt, giá xuất khẩu tăng nên giá trong nước bắt đầu tăng nhẹ.
Tại các tỉnh phía Bắc, giá mặt hàng thịt lợn có tăng nhưng dịch bệnh đang lây lan tại phía Nam, nhiều hộ chăn nuôi bán tránh dịch nên mặt hàng này có giảm. Với biến động như vậy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 7 đạt 415.113 tỷ đồng, tăng 1,66% so với tháng trước.
Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 7 tháng đạt 2.804.827 tỷ đồng, tăng 11,56% so với cùng kỳ năm 2018. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 8,74%.
Nhận định từ các chuyên gia cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đạt tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước (11,6%), sức mua tiêu dùng tăng cao, lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.
Hơn nữa, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi tăng giá bất hợp lý, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo dự báo của các chuyên gia, thời gian tới các vấn đề về chính trị và thương mại giữa các nước lớn vẫn đang diễn biến theo chiều hướng căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu. Đáng lưu ý, giá xăng dầu tăng, lương cơ bản tăng sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào nhiều mặt hàng.
Tuy nhiên, với sự điều hành sát sao và phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và các bộ, ngành cùng nguồn cung được đảm bảo tốt sẽ giúp bình ổn thị trường các tháng tiếp theo.
Cùng với việc nỗ lực bình ổn cung cầu thị trường, các chuyên gia cho rằng để xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều thuận lợi, đảm bảo lợi ích của người nông dân trước việc Trung Quốc áp dụng nhiều rào cản đối với gạo Việt Nam từ đầu năm 2018, đề nghị Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường mới, quan hệ chặt chẽ về thương mại với các nước nhập khẩu gạo truyền thống như Philippines, Indonesia…
Bên cạnh đó, củng cố và phát triển bạn hàng có nhu cầu nhập khẩu các loại gạo chất lượng cao, gạo nếp, gạo tấm, gạo đồ để ổn định thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường cần đẩy mạnh quản lý thị trường trong lĩnh vực xăng dầu vì hiện nay đang phát sinh nhiều hình thức như cửa hàng bán lẻ xăng dầu mini, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nếu không được kiểm soát.
Đặc biệt, các bộ, ngành địa phương cần tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành thị trường, giá cả hàng hóa thiết yếu; phối hợp thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với việc điều hành nhà nước và bình ổn thị trường hàng hóa.
Nhằm khuyến khích, hỗ trợ nhà sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn cho hay, từ nay đến cuối năm Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp gắn kết giữa sản xuất với phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa đi liền với quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng triển khai các chương trình xúc tiến thương mại để góp phần thúc đẩy tiêu thụ và sức mua trên thị trường; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, thị trường miền núi, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng hóa về nông thôn, vùng biên giới, hải đảo.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện quy định về đăng ký giá, kê khai giá và việc chấp hành theo quy định của pháp luật về quản lý giá.
Đặc biệt, siết chặt quản lý thị trường, tích cực ngăn ngừa buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng để bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiến hành điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm plastic nhập khẩu
17:06' - 06/08/2019
Có thể áp dụng thuế chống bán phá giá một số sản phẩm plastic nhập khẩu có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu tủ hồ sơ kim loại
20:18' - 02/08/2019
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp sản phẩm tủ hồ sơ đứng bằng kim loại của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Long An thiếu khoảng hơn 30.000 lao động, chủ yếu các ngành may mặc, giày da
21:45' - 24/06/2022
Đến nay, các doanh nghiệp ở Long An đã tuyển dụng được trên 20.000 lao động, từ nay đến cuối năm còn thiếu khoảng hơn 30.000 lao động.
-
Thị trường
Rà soát diện tích cà phê già cỗi để tái canh và ghép cải tạo
21:19' - 24/06/2022
Diện tích cà phê già cỗi bắt buộc phải tái canh cần xác rõ định diện tích có thể tái canh ngay, diện tích cần phải luân canh 1 năm, 2 năm…, kết hợp trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
-
Thị trường
Mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm nước mắm
17:14' - 24/06/2022
Nước mắm hiện không chỉ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, mở ra cánh cửa quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế.
-
Thị trường
Indonesia kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu gà sang Singapore
07:56' - 24/06/2022
Chính phủ Indonesia hi vọng sẽ sớm đạt được thỏa thuận với Singapore về kế hoạch xuất khẩu thịt gà sang quốc gia láng giềng trong tháng Sáu này.
-
Thị trường
Thị trường việc làm Trung Quốc "khắc nghiệt nhất" trong hàng thập kỷ
20:18' - 23/06/2022
Vật lộn để tìm việc làm là điều mà những người trẻ có học thức ở Trung Quốc không hề mong đợi, sau nhiều thập kỷ chứng kiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chóng mặt.
-
Thị trường
Lào tăng xuất khẩu điện sang Việt Nam và Campuchia
13:17' - 23/06/2022
Hiện Lào đã ký các hợp đồng mua bán điện năng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại 25 dự án với tổng công suất lắp đặt 2.180 MW.
-
Thị trường
Xuất khẩu lương thực của Thái Lan dự báo tăng trưởng cao
09:19' - 23/06/2022
Ngành công nghiệp thực phẩm Thái Lan sẽ hưởng lợi từ tình hình hiện tại khi nhiều nước ngày càng lo ngại về việc thiếu hụt nguồn cung khiến các đơn đặt mua hàng hóa Thái Lan gia tăng.
-
Thị trường
Chính phủ Canada xây dựng chiến lược khai thác khoáng sản quan trọng
14:58' - 22/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Chiến lược khoán sản quan trọng quốc gia của Canada đang được chính phủ nước này đưa ra tham vấn cho đến ngày 15/9.
-
Thị trường
Nga bắt đầu loại sản phẩm từ nhựa vào năm 2025
09:54' - 22/06/2022
Phó Thủ tướng Nga Viktoria Abramchenko cho hay Nga sẽ bắt đầu loại bỏ dần các sản phẩm và bao bì nhựa dùng một lần từ năm 2025.