BIS cảnh báo các ngân hàng trung ương về nguy cơ tiềm ẩn của tiền điện tử
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), việc các ngân hàng trung ương trên thế giới tạo ra các đồng tiền điện tử như bitcoin có thể cách mạng hóa hệ thống tài chính toàn cầu song cũng mang lại những rủi ro lớn về gian lận.
Trong một báo cáo, BIS cho biết việc các ngân hàng trung ương trên thế giới tạo ra những đồng tiền điện tử có thể mang lại những lợi ích tiềm năng song cũng có một tác động bất lợi khi đưa các trung tâm tài chính-ngân hàng vào tình thế rủi ro bị tin tặc tấn công lớn hơn. Báo cáo của BIS cho rằng cần áp dụng "các biện pháp mạnh nhằm giảm nhẹ nguy cơ" trước khi các ngân hàng trung ương xem xét đưa ra các đồng tiền điện tử. Theo ông Benoit Coeure, Chủ tịch Ủy ban Thanh toán và Hạ tầng Thị trường (CPMI) thuộc BIS, đồng tiền điện tử của các ngân hàng trung ương có thể hỗ trợ hiệu quả hơn đối với hoạt động mua bán chứng khoán và ngoại tệ trong tương lai. Tuy vậy, theo ông Coeure, các nước cần làm việc thêm và có thêm những thử nghiệm để khai thác các lợi ích này. Báo cáo trên cho thấy các đồng tiền điện tử có thể thay đổi cách thức cung cấp tiền, củng cố cơ chế thanh toán và là một phương thức đáng tin cậy để thực hiện các giao dịch nếu việc sử dụng tiền mặt sụt giảm. Báo cáo này cảnh báo các đồng tiền điện tử cũng mang lại rủi ro và có mức độ biến động mạnh tại thời điểm được coi là công cụ thanh toán và tiết kiệm phổ biến. Các đồng tiền điện tử của ngân hàng trung ương có thể cách mạng hóa cách thức cung cấp tiền và vai trò của ngân hàng trung ương trong hệ thống tài chính.Tuy vậy, hiện có những vấn đề chưa xem xét với những rủi ro tiềm ẩn. Báo cáo này là một điểm khởi đầu cho những thảo luận và nghiên cứu tiếp theo và sẽ giúp các nước đưa ra quyết định tùy vào tình hình riêng.
Báo cáo trên được công bố trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự kiến diễn ra trong các ngày 19-20/3 tại Buenos Aires, Argentina (Ác-hen-ti-na), với đồng tiền điện tử sẽ là một trong những chủ đề được thảo luận. Riksbank của Thụy Điển, một trong những ngân hàng trung ương lâu đời nhất thế giới, là một trong số nhiều cơ quan đang tiến hành điều tra khả năng tạo ra đồng tiền điện tử riêng. Riksbank đã xem xét ý tưởng trên do sự sụt giảm sử dụng tiền mặt ở Thụy Điển.Theo một nghiên cứu cũng do BIS công bố, tại nhiều nước việc sử dụng tiền mặt tiếp tục tăng bất chấp sự gia tăng mạnh việc sử dụng các loại thẻ do ngân hàng phát hành trong các giao dịch.
>>>Giới chuyên gia tiếp tục cảnh báo về nguy cơ từ tiền điện tử
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Malaysia siết chặt quản lý tiền ảo
13:57' - 27/02/2018
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, cảnh sát Malaysia đang hợp tác chặt chẽ với Ngân hàng Trung ương nước này để kịp thời giải quyết các vụ lừa đảo liên quan đến đồng tiền ảo Bitcoin.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống ngân hàng châu Âu nỗ lực cạnh tranh với tiền ảo
09:33' - 27/02/2018
Các ngân hàng ở châu Âu sẽ áp dụng hệ thống thanh toán và chuyển tiền tức thì theo thời gian thực, mang lại lợi ích rõ ràng cho các khách hàng, nhằm cạnh tranh với các loại tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Những dự báo về tiền ảo trong năm 2018
05:30' - 20/02/2018
Sau tốc độ tăng giá "kinh hoàng" của một số đồng tiền ảo, mà tiêu biểu là Bitcoin, trong năm 2017, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia phân tích đã đưa ra những dự báo thận trọng về tiền ảo trong năm 2018.
-
Tài chính
Mặt tối của tiền ảo - “mối lo” của các chính phủ
14:17' - 18/02/2018
Quy trình vận hành cùng với việc thiếu những quy định rõ ràng đã khiến cho bitcoin trở thành miếng mồi béo bở đối với những kẻ buôn lậu và nhiều loại tội phạm khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00'
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.