Mặt tối của tiền ảo - “mối lo” của các chính phủ
2017 là năm đã chứng kiến giá "phi mã" chóng mặt của đồng tiền ảo bitcoin trên toàn cầu. Với những đặc tính như ẩn danh, giao dịch không mất phí, bitcoin được không ít người chấp nhận và có thể được dùng trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc trao đổi các loại tiền tệ khác.
Quy trình vận hành như vậy cùng với việc thiếu những quy định rõ ràng đã khiến cho bitcoin trở thành miếng mồi béo bở đối với những kẻ buôn lậu và nhiều loại tội phạm khác. Vì vậy, nhiều nhà lãnh đạo đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khi sử dụng đồng tiền này.
Mặt tối của tiền ảo Trên thực tế, cơn sốt đồng tiền ảo bitcoin đã và đang tác động xấu đến thị trường bất động sản Mỹ, đặc biệt là tại bang Florida, khi tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài né tránh sự kiểm soát tiền tệ trong nước, cũng như các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ.Theo hãng bất động sản Redfin (Mỹ), vào thời điểm cuối năm ngoái, đồng tiền điện tử này đã được liệt kê như một phương thức thanh toán cho khoảng 75 thương vụ giao dịch bất động sản, nhất là ở Nam Florida và California.
Trong một phát biểu, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ lo ngại đồng tiền ảo có thể bị sử dụng cho mục đích phi pháp như rửa tiền hoặc tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp và người tiêu dùng có thể bị phương hại từ việc đầu tư tích trữ đồng tiền ảo này. Các chuyên gia cảnh báo bitcoin đang bị biến tướng trở thành “công cụ” để thực hiện những mục tiêu nằm ngoài phạm vi pháp luật. Cụm từ "Chấp nhận bitcoin" giờ đây đã nên phổ biến được đính kèm trong đoạn quảng cáo về những ngôi nhà được rao bán ở khu vực Miami (Mỹ). Thậm chí, chủ nhân một căn hộ cao cấp trị giá nửa triệu USD đang được rao bán ở trung tâm Florida còn cho biết sẽ chỉ nhận đồng bitcoin. Chuyên gia kinh tế Charles Evans thuộc Đại học Barry nhận định việc giao dịch bằng đồng bitcoin có thể mang tới ích lợi đối với nhiều người nước ngoài muốn đầu tư vào Mỹ, những người muốn né tránh các biện pháp kiểm soát ngân hàng và tiền tệ tại quê hương của họ, giữa bối cảnh chính phủ một số nước đã hạn chế lượng tiền mà người dân nước mình được phép chuyển ra nước ngoài thông qua hệ thống ngân hàng.Việc sử dụng bitcoin để thanh toán sẽ giúp những cá nhân này né tránh những hạn chế như trên.
Do đó, việc ngày càng nhiều chủ sở hữu bất động sản, đặc biệt ở bang Florida, chấp nhận thanh toán bằng bitcoin đang lôi kéo nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó phần lớn đến từ các nước Mỹ Latinh như Venezuela, Brazil hay Argentina.Theo chuyên gia Evans, hoạt động rửa tiền thông qua bitcoin đang tạo nên cơn sốt bất động sản ở Florida. Mặt khác, đồng bitcoin còn tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư "qua mặt" các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ.
Chính phủ nhiều nước tăng cường giám sát Ngày 17/1, giá trị đồng tiền ảo bitcoin đã giảm xuống dưới 10.000 USD - mức thấp nhất kể từ ngày 1/12/2017. Bloomberg đưa tin, tính đến 14h10 giờ GMT (tức 21h10 theo giờ Việt Nam), giá trị của bitcoin đã xuống còn 9.807,56 USD, sụt giá gần 50% so với thời điểm đồng tiền ảo này đạt giá cao nhất ở mức trên 20.000 USD/bitcoin (ngày 18/12/2017).Theo giới phân tích, việc đồng bitcoin mất giá có thể do nhiều nước gần đây phát đi tín hiệu sẽ triển khai các biện pháp mạnh mẽ nhằm siết chặt các giao dịch bằng tiền ảo.
Tại Mỹ, Washington yêu cầu các ngân hàng phải có thông tin về những khách hàng có tài khoản bẳng đồng bitcoin nhằm nỗ lực ngăn chặn tình trạng rửa tiền và các hoạt động phi pháp khác.Về phía châu Âu, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis hồi tháng 12/2017 thúc giục các nhà chức trách và quản lý châu Âu khẩn trương cập nhật các luật lệ quy định về tài chính, để ứng phó với sự biến động “chóng mặt” của đồng tiền ảo bitcoin.
Bên cạnh đó, ông Dombrovskis cũng thúc giục giới chức châu Âu cần đánh giá, nâng cấp và hoàn thiện khung quy định về đồng bitcoin và các đồng tiền ảo khác, trong bối cảnh người tiêu dùng cũng như nhà đầu tư đang đối mặt với những rủi ro đi kèm với sự biến động mạnh về giá của đồng bitcoin như nguy cơ đầu tư thua lỗ, sự thao túng trong giao dịch trên thị trường, vấn đề an ninh hay lỗ hổng về trách nhiệm pháp lý. Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno le Maire cho hay Pháp sẽ đề nghị Argentina, Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2018, tổ chức một hội thảo trong khuôn khổ hội nghị cấp cao G20 về vấn đề điều chỉnh đồng tiền ảo bitcoin.Bộ trưởng Kinh tế Pháp cũng đề cập đến những rủi ro mà đồng tiền ảo bitcoin có thể đem tới như phục vụ cho việc buôn bán ma túy, tài trợ khủng bố hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác.
Tại Hàn Quốc, một trong những trung tâm trao đổi bitcoin tư nhân lớn nhất thế giới, Ủy ban dịch vụ tài chính (FSC) nước này cho biết Seoul bắt đầu cấm việc sử dụng các tài khoản ngân hàng ẩn danh để giao dịch tiền ảo từ ngày 30/1/2018. Bên cạnh đó, người nước ngoài và những nhà đầu tư không đủ tuổi cũng sẽ bị cấm mở tài khoản tiền ảo tại Hàn Quốc. Cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đã cấm huy động vốn thông qua việc bán đồng tiền ảo để tài trợ cho việc phát triển một sản phẩm. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nga đã cấm các trang web bán bitcoin và các đồng tiền ảo khác.- Từ khóa :
- tiền ảo
- bitcoin
- tiền ảo bitcoin
- giao dịch tiền ảo
Tin liên quan
-
Tài chính
Bitcoin: Cảnh báo từ những "lỗ hổng thiết kế"!
11:32' - 15/02/2018
Ở nhiều nước, bitcoin cho đến nay vẫn không được thừa nhận, còn một số đang xem xét việc kiểm soát hoặc cấm giao dịch liên quan đến đồng tiền ảo.
-
Tài chính
Chuỗi ngày "ngự trị" của bitcoin sắp kết thúc?
11:13' - 14/02/2018
Ra mắt thị trường tiền tệ vào năm 2013, đồng tiền ảo Dogecoin đã từng có khá ít ứng dụng thương mại mà chỉ được dùng chủ yếu để tặng tiền “bo” qua mạng.
-
Kinh tế Thế giới
Canada - Miền đất hứa cho giới “đào” Bitcoin
06:30' - 09/02/2018
Mặc dù cơn sốt tiền ảo dường như đã bắt đầu hạ nhiệt, “Bitcoin” và “đào Bitcoin” vẫn nằm trong số những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42'
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.
-
Tài chính
Tỷ phú Bian Ximing đặt cược gần 1 tỷ USD vào thị trường đồng
18:15' - 19/05/2025
Sau thành công vang dội với các giao dịch vàng, tỷ phú Trung Quốc kín tiếng Bian Ximing lại gây chú ý khi đặt cược gần 1 tỷ USD vào thị trường đồng.
-
Tài chính
Thủ tục chuyển nơi đóng BHXH khi cơ quan chuyển trụ sở
08:30' - 19/05/2025
Cơ quan của ông Trần Luân Ngọc ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội và đóng BHXH cho người lao động tại BHXH quận Hà Đông. Nay, cơ quan chuyển trụ sở về quận Cầu Giấy.
-
Tài chính
Euro tăng giá - cơ hội cho châu Âu tỏa sáng
14:02' - 18/05/2025
Việc đồng euro tăng giá gần đây so với đồng USD là hệ quả từ các chính sách thất thường của Tổng thống Mỹ ông Donald Trump.
-
Tài chính
Từ bỏ "ví điện tử", Thái Lan tung "phao cứu sinh" 150 tỷ baht cho kinh tế
08:58' - 18/05/2025
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu leo thang do chiến tranh thương mại và việc áp dụng các biện pháp thuế quan gần đây của Mỹ, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.