Blackstone bị rút vốn ồ ạt báo hiệu một cơn sóng thần tài chính?
Ngân hàng Credit Suisse thua lỗ nặng nề, dư chấn từ sự sụp đổ của nền tảng giao dịch tiền điện tử FTX vẫn chưa kết thúc, và Blackstone Group - quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới - đã buộc phải tuyên bố hạn chế mua lại chứng chỉ quỹ từ khách hàng.
Xu hướng rút vốn của khách hàng Blackstone không phải là một trường hợp cá biệt, và cùng với hiệu ứng tích tụ từ việc "tăng lãi suất cấp tiến" của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lan rộng, thị trường bắt đầu lo lắng rằng vòng tuần hoàn ác tính của sự đứt gãy dòng vốn cuối cùng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính khác.
Các nhà giao dịch tài chính châu Âu và Mỹ sẽ khó có kỳ nghỉ Giáng sinh an lành năm nay. Nhiều người đang hỏi, liệu sóng thần tài chính toàn cầu sẽ diễn ra một lần nữa? Blackstone sẽ là Lehman Brothers tiếp theo? Chính xác thì việc khách hàng yêu cầu Blackstone mua lại số lượng lớn chứng chỉ quỹ này có nghĩa là gì?
Chứng chỉ quỹ đầu tư bất động sản BREIT của Blackstone không giao dịch trên sàn mà công ty mua lại chứng chỉ quỹ như một cách để nhà đầu tư rút tiền. Điều này có nghĩa nếu có quá nhiều người đòi rút vốn, ban quản lý quỹ có thể giới hạn mức vốn rút ra. BREIT cho biết lượng yêu cầu rút vốn đã vượt mức giới hạn 2% NAV hàng tháng và giới hạn 5% NAV của quý.
Điều này phản ánh những thay đổi sâu sắc trong kỳ vọng của thị trường bất động sản Mỹ. Các nhà đầu tư toàn cầu bắt đầu tin rằng việc Fed tiếp tục tăng lãi suất sẽ khiến giá bất động sản Mỹ giảm vào năm 2023, và hiện giờ bán cổ phiếu bất động sản là một thời điểm tốt để "cắt lỗ".
Điều này trái ngược với kỳ vọng trước đó của thị trường chứng khoán và tiền kỹ thuật số Mỹ với việc tăng lãi suất tích lũy của Fed đã làm giảm nhanh chóng đòn bẩy tài chính của thị trường vốn toàn cầu.
Điều "xui xẻo" đầu tiên là thị trường chứng khoán Mỹ bị tiền tệ hóa nghiêm trọng, gây ra tổn thất lớn trong ba quý đầu tiên của Credit Suisse, khiến ngân hàng này gần như không có khả năng trả nợ. Sự sụp đổ của tiền kỹ thuật số ngay sau đó, vốn dĩ do đồng USD đã mất đi đòn bẩy và đồng Bitcoin chịu áp lực, đẩy nhanh sự sụt giảm liên tục của một loạt đồng tiền điện tử, trực tiếp gây ra sự sụp đổ của nền tảng giao dịch tiền kỹ thuật số FTX.
Các vấn đề từ thị trường chứng khoán đến tiền kỹ thuật số toàn cầu, rồi đến bất động sản Mỹ, những sai lầm chính sách tiền tệ của Fed trong hai năm qua như "tăng lãi suất quá muộn, tăng lãi suất quá nhanh", giá trị tài sản tài chính toàn cầu "bốc hơi quá nhanh"…, ngày càng được các nhà đầu tư nhìn nhận rõ.
Các nhà giao dịch đã tìm cách bán tháo một số kênh đầu tư để giảm tổn thất, dẫn đến sự xuất hiện liên tục hiện tượng "thiên nga đen" trên thị trường tài chính trong năm nay, liên tục làm dấy lên lo ngại về khả năng sóng thần tài chính toàn cầu.
Dầu mỏ Trung Đông từ lâu đã trở thành một nạn nhân lớn do những sai lầm của Fed, đó là lý do tại sao tín dụng USD đang bị “nghi ngờ” ở các nước sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông. Ngày càng có nhiều nhà xuất khẩu năng lượng bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thanh toán bằng đồng euro và nhân dân tệ (NDT).
Chính phủ Mỹ và Fed cũng hiểu rằng nguyên nhân gốc rễ của lạm phát cao ở châu Âu và Mỹ không phải là kết quả của dịch bệnh hoặc xung đột Nga-Ukraine, mà là kết quả của chính sách tiền tệ quá lỏng lẻo của Fed kể từ cuộc khủng hoảng cho vay thứ cấp năm 2008, chỉ thông qua đòn bẩy tiền tệ mới có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng kinh tế siêu lạm phát.
Tuy nhiên, trong dư luận Mỹ, Trung Quốc - trung tâm sản xuất toàn cầu - được coi là “vật tế thần” cho chính sách tiền tệ không phù hợp của Fed. Sự suy thoái tất yếu do đòn bẩy tài chính tạo ra cho nền kinh tế Mỹ vào năm 2023 sẽ tạo thành một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong năm 2023.
Suy thoái kinh tế Mỹ không phải là trường hợp cá biệt, và sự suy giảm của khu vực đồng euro và Vương quốc Anh sẽ diễn ra vào năm 2023, khiến tổng nhu cầu ngoại thương của Trung Quốc về cơ cấu sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các nền kinh tế đang phát triển.
Trung Quốc dự kiến được hỗ trợ từ sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI), trong khi nhiều quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cũng đặt nhiều kỳ vọng về lĩnh vực kinh tế trong hợp tác nội khối.
Ngoài ra, tăng trưởng đáng kể trong hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN và các nước vùng Vịnh trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và tài chính đã làm cho quốc tế hóa đồng NDT trở thành nhu cầu chung của ngày càng nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia.
Một mặt, do cải cách cơ cấu bên cung ở trong nước, dự kiến Trung Quốc sẽ có sự khác biệt rõ ràng trong chu kỳ kinh tế với các nước phát triển châu Âu và Mỹ vào năm 2023. Trong khi bất động sản Mỹ giảm giá và chứng chỉ quỹ Blackstone nhận được yêu cầu mua lại số lượng lớn, bất động sản Trung Quốc đang dần mở ra giai đoạn "bình thường hóa".
Bất động sản Trung Quốc được hưởng lợi từ chính sách "nhà ở không phải để xào nấu", tuy toàn bộ ngành này đã trải qua một quá trình loại bỏ đòn bẩy đau đớn, nhưng đã tránh được việc trói buộc hay liên lụy quy mô lớn hệ thống ngân hàng. Điều này và cũng cho phép nền kinh tế Trung Quốc có thể tránh sự suy giảm kinh tế gây ra bởi bong bóng bất động sản như Nhật Bản đã từng trải qua.
Mặt khác, quốc tế hóa đồng NDT sẽ có cơ hội mở rộng, nhưng cũng cần xem xét một cách lý tính những thách thức đối với tiến trình này - đặc biệt là sự đa dạng của các nước đang phát triển trong quy định tài chính, luật pháp và quy định xuyên biên giới. Về mặt kỹ thuật, quốc tế hóa đồng NDT đòi hỏi một thị trường NDT nước ngoài quy mô đáng kể, các tổ chức tài chính cần đáp ứng nhu cầu cung cấp các giải pháp dịch vụ NDT trong nhiều lĩnh vực như tiêu dùng bán lẻ, thanh toán thương mại, thanh toán bù trừ, bảo hiểm, đầu tư chứng khoán, hàng hóa, phái sinh...
Điều này rõ ràng đòi hỏi sự nuôi dưỡng và thúc đẩy lâu dài của các chính phủ, và Trung Quốc cần tăng cường trao đổi quy định và phối hợp quốc tế, thúc đẩy phạm vi tài chính của Trung Quốc lớn hơn, mở cửa hai chiều ở mức độ cao hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đằng sau sự sụp đổ của “lâu đài cát” FTX
11:00' - 15/12/2022
“Ông trùm” một thời của ngành tiền điện tử Sam Bankman-Fried đã bị các cơ quan quản lý thị trường Mỹ truy tố loạt tội danh do thực hiện những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử nước này.
-
Tài chính
Sàn giao dịch tiền điện tử FTX nợ 50 chủ nợ lớn nhất hơn 3 tỷ USD
12:15' - 22/11/2022
Theo tài liệu gửi lên tòa án Mỹ, sàn giao dịch tiền điện tử vừa phá sản FTX đang nợ 50 chủ nợ lớn nhất gần 3,1 tỷ USD.
-
Tài chính
Sàn điện tử FTX tìm kiếm sự trợ giúp của tòa án
15:47' - 20/11/2022
Sàn giao dịch tiền điện tử đã phá sản FTX cho biết, họ đã đưa ra đánh giá chiến lược về tài sản toàn cầu của mình và đang chuẩn bị cho việc bán hoặc tổ chức lại một số mảng kinh doanh.
-
Phân tích - Dự báo
Nền tảng tiền điện tử FTX phá sản: Nguyên nhân và hệ lụy
06:30' - 16/11/2022
Sự sụp đổ của FTX đang làm chao đảo thế giới tiền ảo. 10 ngày trước, nền tảng này còn được coi là nền tảng giao dịch lớn thứ hai trên thế giới về tiền điện tử.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ điều tra sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX
11:02' - 15/11/2022
Các nhà quản lý đã mở một loạt cuộc điều tra sau sự sụp đổ bất ngờ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX vào tuần trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30'
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30'
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" khoáng sản toàn cầu ngày một "nóng"
06:30' - 24/04/2025
Trung Quốc cũng đang xem xét đề xuất gắn giá trị của những nguyên tố khoáng sản chủ chốt với giá vàng, nâng tầm chúng từ nguyên liệu công nghiệp trở thành tài sản địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu đối mặt với áp lực lớn về kinh tế-xã hội
05:30' - 24/04/2025
Tỷ lệ sinh thấp không chỉ là vấn đề của riêng châu Âu mà còn là xu hướng toàn cầu, gây áp lực lớn về kinh tế và xã hội cho các quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành sản xuất ô tô trước nguy cơ đóng cửa do thiếu đất hiếm
06:30' - 23/04/2025
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm có thể gây ra tình trạng đình trệ đối với lĩnh vực sản xuất ô tô toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn thương mại bao trùm cuộc họp của IMF và WB
05:30' - 23/04/2025
Niềm tin thị trường sụt giảm và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng đang phủ bóng lên các cuộc họp của IMF và WB trong khuông khổ hội nghị mùa Xuân 2025.