Bloomberg: Việt Nam được lợi trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Bài viết dẫn lời nhà phân tích kinh tế cấp cao tại tập đoàn Natixis ở Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng Việt Nam đang trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu đủ loại mặt hàng - từ giầy dép đến điện thoại thông minh.
Điều này sẽ khiến kim ngạch thương mại của Việt Nam cao gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào ở châu Á, ngoại trừ Singapore.
Với nhiều yếu tố hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam có thể giành lấy một số thị phần của Trung Quốc ở các lĩnh vực sản xuất cần nhiều lao động. Cụ thể, công nhân sản xuất ở Việt Nam được trả lương trung bình 216 USD/tháng, chưa bằng một nửa so với chi phí công nhân cùng ngành nghề tại Trung Quốc.
Theo số liệu tháng 6 vừa qua của GlobalPetrolPrices.com, nhờ trợ cấp của chính phủ, giá điện tại Việt Nam đang rẻ hơn nhiều so với tại Indonesia và Philippines.
Trong khi đó, theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những quốc gia có lực lượng lao động lớn nhất châu Á với 57,5 triệu người, cao hơn nhiều so với 15,4 triệu người ở Malaysia hay 44,6 triệu người ở Philippines.
Về thỏa thuận thương mại, Việt Nam đang xúc tiến ký kết các thỏa thuận với Hàn Quốc, châu Âu và đã ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 3 năm nay.
Việt Nam cũng đã hoàn tất thỏa thuận thương mại với EU vào tháng 6 và nếu được thông qua, thỏa thuận này sẽ giúp loại bỏ gần như hoàn toàn các khoản thuế quan. Ở Đông Nam Á, chỉ Singapore có thỏa thuận tương tự với EU.
Chính phủ Việt Nam cũng đang tạo điều kiện giúp các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dễ dàng hơn với việc đề xuất luật chứng khoán cho phép cá nhân, tổ chức người nước ngoài sở hữu 100% một công ty đại chúng - trừ những lĩnh vực bị hạn chế như ngân hàng và viễn thông.
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đang tăng mạnh với việc chính phủ kỳ vọng nguồn vốn FDI được giải ngân lên tới 18 tỷ USD trong năm nay.
Theo bài viết, vị trí địa lý gần Trung Quốc cũng giúp gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty Trung Quốc cần nguyên liệu thô hoặc linh kiện sản phẩm từ Mỹ có thể dễ dàng tìm nguồn hàng này từ Việt Nam.
Việt Nam lại là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong bối cảnh hai quốc gia này đang ngày càng đóng vai trò trung tâm hơn trong chuỗi sản xuất của nhau.
Với nền chính trị ổn định, Việt Nam tự hào là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, dự báo sẽ tăng trưởng với mức 7% trong năm nay. Trong năm 2018, tiền đồng của Việt Nam cũng tương đối ổn định so với các loại tiền tệ khác ở châu Á .
Ông Tony Foster, đối tác quản lý của công ty luật Freshfields Bruckhaus Deringer LLP có trụ sở tại Hà Nội nhấn mạnh với các nhà đầu tư, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định chính trị là những điều quan trọng nhất.
Tháng 10 vừa qua, Fitch Solutions Macro Research (thuộc Tập đoàn Fitch) nhận định tiền đồng sẽ vẫn khá ổn định trong thời gian ngắn nhờ sự hỗ trợ từ sản xuất và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh.
Liên quan chủ đề này, trao đổi với phóng viên TTXVN tại Mỹ, ông Erik Lundh, chuyên gia kinh tế cao cấp The Conference Board - tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu kinh tế độc lập Mỹ, nhấn mạnh ngay khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng, trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã có sự dịch chuyển.
Nhiều công ty đa quốc gia trước đây phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường lao động Trung Quốc đã cân nhắc xây dựng nhà xưởng sản xuất ở những nước khác như Việt Nam vì những lợi thế như giá nhân công lao động và tránh bớt những rủi ro do đối đầu thương mại Mỹ - Trung.
Theo chuyên gia này, để tận dụng hiệu quả các cơ hội và muốn thành công như Trung Quốc trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam cần phải nhắm tới mục tiêu trở thành nơi sản xuất hàng công nghệ cao. Để làm được điều này, Việt Nam cần phải chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao./.
>>>Trung Quốc sẽ giảm thuế ô tô và tiếp tục mua đậu tương của MỹTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động đến châu Á - Thái Bình Dương
12:36' - 13/12/2018
Những thay đổi về sản xuất, các nguồn lực được phân bổ lại giữa các lĩnh vực và các quốc gia tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương do căng thẳng thương mại sẽ khiến hàng chục triệu người bị mất việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại thế giới 2018: Những hướng liên kết thương mại trái chiều
12:25' - 13/12/2018
Năm 2018 được coi là năm khá thành công của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada lần lượt được ký kết.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới tăng điểm trước kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ- Trung
08:59' - 13/12/2018
Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ đều tăng điểm trước những kỳ vọng đối với các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.