Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động đến châu Á - Thái Bình Dương
Những thay đổi về sản xuất, các nguồn lực được phân bổ lại giữa các lĩnh vực và các quốc gia tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do căng thẳng thương mại sẽ khiến hàng chục triệu người bị mất việc làm và buộc phải tìm kiếm công việc mới.
Việc giảm căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất giới - Mỹ và Trung Quốc - có thể phần nào cứu vãn tình hình này. Đây là nội dung chính trong báo cáo công bố ngày 12/12 của Ủy ban Kinh tế và xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP).
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), báo cáo về tình hình thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2018 của UNESCAP nêu rõ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang và niềm tin của người tiêu dùng giảm sút có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn cầu giảm tới 400 tỷ USD và GDP của khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm 117 tỷ USD.
Báo cáo cũng lưu ý rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã có tác động lớn, dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hiện nay và khiến giới đầu tư lo lắng. Tăng trưởng thương mại của khu vực châu Á – Thái Bình Dương chậm lại sau nửa đầu năm 2018 và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này dự báo tiếp tục xu hướng giảm trong năm tới sau khi đã giảm 4% trong năm nay.
Báo cáo của UNESCAP kêu gọi các nước trong khu vực tận dụng tối đa các sáng kiến hiện có để tăng cường hợp tác, bao gồm cả hiệp ước mới của LHQ về số hóa các thủ tục thương mại và giao dịch thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới. UNESCAP đồng thời nhấn mạnh cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh thương mại và sẽ tiếp tục tổn thất lớn về kinh tế nếu tiếp tục cuộc chiến này.
Vẫn theo báo cáo trên, việc thực hiện các thỏa thuận thương mại lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc có thể bù đắp phần lớn thiệt hại kinh tế do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gây ra.
Việc thực hiện các thỏa thuận như vậy có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở khu vực này, tăng trưởng từ mức 1,3 đến 2,9% và tạo thêm từ 3,5 - 12,5 triệu việc làm.
UNESCAP là ủy ban lớn nhất trong số các ủy ban khu vực của LHQ với 53 quốc gia thành viên và 9 thành viên liên kết. Ngoài các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thành viên của UNESCAP còn bao gồm Mỹ, Anh, Pháp và Hà Lan./.
Xem thêm:>>Nhìn lại thế giới 2018: Những hướng liên kết thương mại trái chiều
>>Căng thẳng Mỹ-Trung dịu bớt có thể cứu hàng triệu việc làm
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Trung thảo luận giải quyết tranh chấp thương mại
11:07' - 11/12/2018
Sáng 11/12, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer về giải quyết tranh chấp thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
EU muốn sớm áp dụng cơ chế thương mại không dùng đồng USD với Iran
08:38' - 11/12/2018
EU muốn áp dụng một cơ chế thuận lợi cho trao đổi thương mại không sử dụng đồng USD với Iran vào cuối năm nay và tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng “đình chiến” trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
05:30' - 11/12/2018
Theo nhận định của giới chuyên gia, việc hai cường quốc Mỹ-Trung đình chiến là sự thể hiện thái độ có trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế thương mại của hai nước nói riêng và toàn cầu nói chung.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung khó đạt trước hạn chót 1/3/2019?
07:48' - 10/12/2018
Thời điểm 1/3/2019 là thời hạn chót đầy khó khăn để đạt được thỏa thuận nhằm ngăn chặn một cuộc chiến thương mại lan rộng giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.