Bộ Công Thương áp dụng chống bán phá giá với bột ngọt từ Trung Quốc và Indonesia
Theo đó, các sản phẩm bột ngọt nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia sẽ bị áp dụng mức thuế tuyệt đối trong khoảng từ 2.889.245 đồng/tấn đến 6.385.289 đồng/tấn.
Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành điều tra vụ việc từ tháng 10 năm 2019 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước.
Qua quá trình điều tra sơ bộ theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng các yêu tố thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc và Indonesia cũng như các tác động, ảnh hưởng của sản phẩm bột ngọt đối với ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.
Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù biện pháp tự vệ dưới hình thức thuế tuyệt đối ở mức 3.201.039 đồng/tấn, nhưng lượng hàng hóa nhập khẩu sau khi áp thuế tự vệ có dấu hiệu bán phá giá với lượng khá lớn, từ 2,88 triệu đồng/tấn đến hơn 6,3 triệu đồng/tấn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Indonesia, tương ứng với biên độ bán phá giá cao nhất lên tới hơn 28%.
Hơn nữa, mức độ bán phá giá như vậy cho thấy hàng hóa nhập khẩu đang tiếp tục đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất bột ngọt trong nước.
Theo Bộ Công Thương, từ năm 2016 đến nay, ngành sản xuất bột ngọt tại một số nước bắt đầu xảy ra tình trạng dư cung, hàng tồn kho tăng cao dẫn đến nguy cơ sẽ đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các quốc gia khác; trong đó có Việt Nam.
Điều này đã góp phần tiếp tục gây khó khăn và áp lực cho hoạt động của ngành sản xuất trong nước bởi sự gia tăng mạnh hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian qua. Thêm vào đó, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Trung Quốc và lớn thứ 4 của Indonesia.
Do đó, khi thuế tự vệ hết hiệu lực, hàng hóa từ 2 thị trường này sẽ tăng cường xuất khẩu vào thị trường Việt Nam, điều này có khả năng đe dọa gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
Ngoài ra, sản phẩm bột ngọt từ Trung Quốc và Indonesia cũng đang bị Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Điều này có khả năng các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ tìm kiếm các thị trường thay thế; trong đó có Việt Nam.
Trong thời gian tới, để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan, thẩm tra xác minh số liệu và tổ chức phiên tham vấn công khai để tất cả các bên có cơ hội bày tỏ ý kiến; đồng thời đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan, bao gồm cả người tiêu dùng cuối cùng. Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào quý IV năm 2020./.
Uyên Hương
- Từ khóa :
- bộ công thương
- bột ngọt
- trung quốc
- chống bán phá giá
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương tiếp tục cắt giảm trên 200 điều kiện đầu tư kinh doanh
17:11' - 20/03/2020
Bộ Công Thương tiếp tục tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính với việc tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước.
-
DN cần biết
Canada khởi xướng rà soát chống bán phá giá với ống dẫn dầu nhập khẩu
15:38' - 03/03/2020
Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị doanh nghiệp đánh giá tình hình xuất khẩu sản phẩm sang Canada và chủ động tham gia vụ việc, hợp tác đầy đủ để tránh những rủi ro và bất lợi.
-
DN cần biết
Thái Lan điều tra chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt, thép nhập khẩu từ Việt Nam
09:59' - 27/02/2020
Thái Lan quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 6,97%-51,61% (giá CIF) đối với các sản phẩm thép nhập khẩu bị điều tra nhằm ngăn chặn đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bến Tre tập trung đăng kiểm, cấp phép tàu cá khai thác thủy sản
16:37'
Tỉnh Bến Tre kiên quyết xử lý vi phạm theo quy định đối với các trường hợp tàu khai thác không có giấy tờ đăng kiểm, giấy phép khai thác thủy sản, không có thiết bị giám sát trên tàu...
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng đường nối thành phố Thái Bình đến Khu du lịch biển Cồn Vành
16:04'
Ngoài tuyến đường bộ ven biển, tỉnh Thái Bình đã quyết định chủ trương đầu tư và đang triển khai làm tuyến đường từ thành phố Thái Bình đến khu du lịch biển Cồn Vành.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ mong muốn hợp tác với Hàn Quốc về logistics và nông nghiệp công nghệ cao
15:33'
Ngày 16/5, UBND thành phố Cần Thơ và đại diện sở, ngành có liên quan tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Hiệp hội hợp tác kinh tế Hàn Quốc - châu Á (KOAECA).
-
Kinh tế Việt Nam
Ngay trong tuần này, Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
15:31'
Thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 và ngay trong tuần này và tăng hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
15:18'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng hơn nữa các điều kiện bảo đảm về mọi mặt, công tác thông tin, tuyên truyền… để Kỳ họp thứ 3 diễn ra thông suốt, an toàn, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định kiểm tra về phòng, chống tham nhũng tiêu cực tại Quảng Bình
11:21'
Sáng 16/5, Đoàn công tác Trung ương đã công bố kế hoạch, kiểm tra công tác phát hiện, tiếp nhận, giải quyết tố giác về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực tại tỉnh Quảng Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ
11:17'
Sáng 16/5 (theo giờ Việt Nam, tức chiều 15/5 theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, làm việc với Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẳng định vị thế trung tâm công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
08:03'
Thái Nguyên là tỉnh trung tâm vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, được coi như "cái nôi" của ngành luyện kim Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các quỹ đầu tư, tập đoàn kinh tế Hoa Kỳ
07:38'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi tiếp Lãnh đạo Quỹ Warburg Pincus và Tập đoàn Glenfarne Hoa Kỳ.