Bộ Công Thương: Biểu giá điện 5 bậc, chỉ 1,8% khách hàng phải trả tiền cao hơn
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các bộ, ngành lấy ý kiến về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt với 5 bậc, thay vì 6 bậc như hiện hành. Nhiều ý kiến lo ngại, với phương án được đề ra, giá điện sẽ tăng trong thời gian tới.
Để làm rõ hơn về vấn đề này, chiều nay 28/2, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công Thương, ông Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi trao đổi với báo chí.
Phóng viên: Xin ông cho biết, lý do tại sao Bộ Công Thương đề xuất thay đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt trong thời gian qua?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Trên phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong các kỳ họp Quốc hội... trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều ý kiến về việc xem xét lại cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Trên cơ sở ý kiến của các khách hàng, Bộ Công Thương cũng nhận được chỉ đạo của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu, xem xét, đổi mới cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho khách hàng sinh hoạt.
Theo đó, Bộ Công Thương phải nghiên cứu, xây dựng và trình Thủ tướng xem xét Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Đó chính là lý do mà lần này Bộ Công Thương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, tập thể, các đơn vị về Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đơn vị, Bộ sẽ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trong tháng 3/2020.
Phóng viên: Ông có thể nói rõ hơn việc thay đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt này có cả việc tăng giá điện hay không và nguyên tắc của lần cải tiến này là gì?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Việc cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt lần này phải khẳng định là chúng tôi giữ nguyên mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân đã được ban hành theo Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện.
Vì vậy, việc điều chỉnh biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt lần này chỉ với mục đích là điều chỉnh lại cơ cấu cho phù hợp nhất với thực tế sử dụng điện sinh hoạt của các khách hàng, chứ không làm thay đổi mức giá bán lẻ điện bình quân sinh hoạt.
Ngoài ra, nguyên tắc khi Bộ thực hiện điều chỉnh là phải phù hợp với thực tế sử dụng điện. Hai là không làm thay đổi giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân đã được phê duyệt. Thứ ba là đảm bảo cho khách hàng sử dụng điện có thể dễ dàng theo dõi, tính toán sản lượng điện và mức tăng vào mùa nắng nóng, không tăng đột biến.
Phóng viên: Trong việc điều chỉnh biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt lần này, tại sao Bộ Công Thương lại đề nghị xem xét phương án giảm từ 6 bậc thang xuống 5 bậc thang và hiệu quả của phương án này như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Anh Tuấn: Trước tiên để xem xét các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bộ Công Thương đã cho thống kê thực tế sản lượng điện của các khách hàng trong thời gian vừa qua.
Theo đó, hơn 1,2 triệu khách hàng dùng dưới 50 kWh/tháng; trên 18 triệu hộ, chiếm 72% tỷ lệ khách hàng dùng từ 50-300 kWh/tháng, tương ứng khoảng 60% tổng sản lượng.
Số khách hàng trên 700 kWh/tháng so với lần khảo sát năm 2015 đã tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 1,7% với sản lượng tiêu thụ khoảng 13%.
Trên cơ sở báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ý kiến của các chuyên gia, hiệp hội, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, kiểm tra và đề ra 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; trong đó có phương án 1 bậc (tất cả các khách hàng sinh hoạt áp dụng chung 1 mức giá), 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc. Riêng phương án 5 bậc có 2 phương án khác nhau.
Việc thay đổi các bậc thang này phải bám sát với mức giá điện sinh hoạt bình quân đã được phê duyệt. Như vậy, việc cải tiến biểu giá điện sinh hoạt bậc thang thực chất không phải là điều chỉnh giá điện mà chỉ xem xét lại các bậc thang giá điện sinh hoạt cho phù hợp với thực tế sử dụng điện hiện nay của các khách hàng.
Với mỗi phương án đưa ra, Bộ Công Thương đều có tính toán, so sánh về số tiền khách hàng ở mỗi bậc thang phải chi trả so với phương án 6 bậc đang được áp dụng. Tất cả các phương án được đưa ra đều có ưu điểm là giảm số bậc thang so với quy định hiện hành.
Tuy nhiên, các phương án 1 bậc, 3 bậc, 4 bậc đều có nhược điểm chung là các khách hàng ở mức thấp đều phải trả nhiều tiền hơn, còn khách hàng sử dụng nhiều điện lại phải trả ít đi.
Cụ thể, với phương án 1 bậc, 2 bậc và 3 bậc thì các khách hàng sử dụng dưới 300 kWh/tháng, chiếm tỷ lệ 87% khách hàng lại bị thiệt, không thực hiện mục tiêu là khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả; đồng thời ngân sách nhà nước cũng phải hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách bị tăng lên.
Đối với phương án được Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn 5 bậc, phương án này khắc phục được các nhược điểm nêu trên là hàng chục triệu khách hàng sử dụng dưới 250 kWh/tháng được hưởng lợi và trả tiền điện thấp hơn. Đặc biệt là các hộ nghèo, chính sách tiếp tục được nhà nước hỗ trợ, với khoảng 1,8 triệu hộ, tổng số tiền hỗ trợ trên 1.000 tỷ đồng/năm như hiện nay.
Tuy nhiên, với phương án này, các hộ khách hàng sử dụng điện nhiều trên 700 kWh/tháng sẽ bị thiệt. Tổng số chỉ 0,46 triệu khách hàng, chiếm 1,8% tổng số khách hàng phải trả cao hơn.
Hiện Bộ Công Thương đã có văn bản xin ý kiến rộng rãi tới 155 đơn vị bao gồm các UBND tỉnh, các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng... Trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ các đơn vị, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp và hoàn chỉnh phương án, báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo. Và sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định thì Bộ Công Thương sẽ ban hành biểu giá mới.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giải pháp để không tác động đến giá điện thời gian tới
19:06' - 18/12/2019
Sang năm 2020 Bộ Công Thương sẽ đáp ứng được cơ bản điện cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Chỉ từ năm 2021 đến năm 2025 sẽ có những khó khăn, thậm chí có những năm thiếu tới 7-8 tỷ kWh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất luật hóa chu kỳ điều chỉnh giá điện
13:06' - 05/11/2019
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án "Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam"
-
Hàng hoá
Doanh nghiệp nói gì nếu giá điện mặt trời giảm?
18:01' - 01/10/2019
Mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo số 119/BC-BCT về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Các quốc gia không nên đình chỉ hoạt động xuất khẩu thực phẩm
11:57' - 26/05/2022
WTO kêu gọi các nước thành viên không cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu mặt hàng thực phẩm mà chỉ cần kiểm soát chặt chẽ.
-
Ý kiến và Bình luận
Phát triển vùng: Xoá bỏ xung đột lợi ích "Mạnh ai nấy làm"!
11:17' - 26/05/2022
Với sự thiếu gắn kết trong mỗi vùng, trong liên vùng, 6 vùng kinh tế - xã hội đang chưa khai thác hết những tiềm năng, lợi thế sẵn có.
-
Ý kiến và Bình luận
M&S dự đoán người tiêu dùng sẽ hạn chế chi tiêu thời gian tới
10:44' - 26/05/2022
Người tiêu dùng được dự đoán sẽ thay đổi hành vi và hạn chế chi tiêu khi quay trở lại làm việc sau các kỳ nghỉ mùa hè và đối mặt với giá cả cao hơn và hóa đơn năng lượng gia tăng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng giám đốc WTO kêu gọi các nước không đình chỉ xuất khẩu thực phẩm
09:46' - 26/05/2022
Ngày 25/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã kêu gọi các nước không đình chỉ hoặc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm cơ bản.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga và Iran tăng cường sử dụng đồng nội tệ của hai nước
08:52' - 26/05/2022
Nga và Iran đang tìm cách mở rộng hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực thương mại và năng lượng, nhân dịp Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak thăm Tehran.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia y tế trấn an về bệnh đậu mùa khỉ
15:46' - 25/05/2022
Các chuyên gia cho rằng rất ít khả năng virus gây bệnh đậu mùa khỉ gây ra đại dịch trên toàn thế giới như virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Moderna và Pfizer công bố kết quả thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
11:36' - 25/05/2022
Hai nhà sản xuất dược phẩm của Mỹ là Moderna và Pfizer gần đây đã lần lượt công bố hiệu quả sinh miễn dịch sau khi tiêm thử nghiệm hai loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng này cho trẻ dưới 5 tuổi.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cải tổ ngân sách để đảm bảo hoạt động hiệu quả
10:41' - 25/05/2022
Ngày 25/5, các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí cải tổ cách thức đóng góp cho cơ quan y tế này của LHQ, qua đó đảm bảo ngân sách ổn định để chi cho các ưu tiên của WHO.
-
Ý kiến và Bình luận
NOAA cảnh báo người dân Mỹ cần đề phòng mùa bão mạnh trong năm 2022
10:10' - 25/05/2022
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cảnh báo mùa bão Đại Tây Dương năm 2022 sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường.