Bộ Công Thương: DOC đã áp mức thuế quá cao với nghề nuôi ong của Việt Nam
Sản phẩm mật ong Việt Nam khác với người nuôi ong Hoa Kỳ đang sản xuất, do vậy không gây thiệt hại cho ngành nuôi ong của Hoa Kỳ. Hy vọng sự đối thoại tích cực này sẽ giúp Hoa Kỳ xem xét sử dụng dữ liệu công bằng, đem tới lợi ích thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ.
Thông tin này được bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nhấn mạnh tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2021 do Bộ Công Thương phối hợp với Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hà Nội) và Hội đồng Kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ (USABC) tổ chức sáng 7/12 tại theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.Xung quanh câu chuyện Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là 412,49%. Đây là mức thuế cao gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ đề xuất ban đầu là 207%.
Cùng với Việt Nam, 4 nước khác gồm: Brazil, Ấn Độ, Ukraine, Argentina cũng nằm trong danh sách các nước bị áp thuế xuất khẩu mật ong lần này; trong đó, mật ong Việt Nam bị áp thuế cao nhất.
Bà Phạm Châu Giang cho biết, đây là vụ việc đầu tiên ngành nông sản Việt Nam bị áp thuế cao như vậy. Qua theo dõi nhiều vụ việc về phòng vệ thương mại, riêng trong vụ mật ong các doanh nghiệp, người sản xuất Việt Nam đã cung cấp rất đầy đủ thông tin cho phía cơ quan liên quan phía Hoa Kỳ. Trước khi DOC ban hành quyết định sơ bộ, Bộ Công Thương đã họp bàn với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các bộ ngành liên quan để tính đến các kịch bản có thể xảy ra. Thế nhưng, chưa bao giờ tính đến DOC sẽ áp một mức thuế quá cao với nghề nuôi của Việt Nam. Theo bà Phạm Châu Giang, trong vụ điều tra này, DOC sử dụng dữ liệu không khách quan, không công bằng với doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình thế này, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp để bàn bàn thảo phương án giải quyết; trong đó xác định việc làm ưu tiên là trao đổi trực tiếp với cơ quan điều tra của Hoa Kỳ cũng như các cơ quan liên quan để đưa ra lập luận, dữ liệu chứng minh ngành ong Việt Nam không bán phá giá vào thị trường này. Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Đinh Quyết Tâm-Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam cho biết, với mức thuế quá cao như vậy sẽ không ai có thể kinh doanh, xuất khẩu được mật ong sang Hoa Kỳ vì sản phẩm thu về 1 đồng không thể đóng thuế đến 4 đồng. Thông tin này đúng vào thời điểm bắt đầu vụ mật ong mới của Việt Nam và ảnh hưởng tới đời sống cả cộng đồng người nuôi ong Việt Nam, có gia đình đến nay đã đến 3 thế hệ nuôi ong không biết rồi tương lai sẽ ra sao. Theo ông Đinh Quyết Tâm, những năm qua Hội nuôi ong Việt Nam cũng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức các lớp tập huấn về nuôi ong gắn với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Vì thế, việc áp thuế ảnh hưởng trực tiếp tới nghề nuôi ong Việt Nam, giá trị không chỉ ở mật ong mà còn thụ phấn cây trồng với hệ sinh thái tự nhiên. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 40-50 nghìn tấn mật ong sang Hoa Kỳ nên DOC không thể lấy số liệu tham chiếu từ một doanh nghiệp chỉ xuất khẩu 200 tấn một năm để điều tra phá giá từ Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam nuôi ong hoàn toàn lấy mật ong để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, trong khi người nuôi của Hoa Kỳ chỉ thu 30% sản lượng lấy mật, 70% nguồn thu còn lại từ dịch vụ cho thuê đàn ong để thụ phấn. Do đó, ông Đinh Quyết Tâm bày tỏ mong muốn phía Chính phủ Hoa Kỳ, DOC... xem xét lại quyết định áp thuế sơ bộ. Bởi, sau khi DOC công bố kết quả sơ bộ, từ nay đến 8/04/2022 là thời gian để DOC tiếp tục xem xét, tiếp nhận ý kiến phản ánh của các bên liên quan và ra kết luận cuối cùng. Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) nhấn manh, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp diễn phức tạp, quan hệ 2 nước Việt Nam – Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng bằng phẳng, tần suất áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam ngày càng tăng lên. Đến nay, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra 41 vụ việc phòng vệ thương mại; trong đó 31 vụ việc về chống bán phá, chống trợ cấp và 10 vụ việc chống lẩn tránh thuế với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Đáng lưu ý, Hoa Kỳ là quốc gia có biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất với Việt Nam, chiếm 20% trong tổng số vụ việc phòng vệ thương mại với các mặt hàng rất đa dạng từ nông lâm thủy sản như tôm, cá basa đến thép, đồng, nhôm, đệm mút, sợi... gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt. Trước đó, ông Bùi Huy Sơn, Tham tán Công sứ, Thương mại, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, Thương vụ cũng báo cáo tham mưu đề xuất với Bộ Công Thương để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp liên quan của Việt Nam chuẩn bị thông tin đầy đủ khách quan cung cấp cho cơ quan điều tra của Hoa Kỳ; đồng thời làm việc với các đối tác nhập khẩu mật ong của Hoa Kỳ có chia sẻ lợi ích với Việt Nam vận động các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ có tiếng nói để DOC xem xét khách quan và hợp lý nhất./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Hoa Kỳ: Nắm bắt cơ hội, thích ứng phát triển trong tình hình mới
13:14' - 07/12/2021
Hoa Kỳ vẫn duy trì là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hiện Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ, tăng 5 bậc so với năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.