Bộ Công Thương: Ưu tiên điều tiết mặt hàng thiết yếu đến vùng bị ảnh hưởng bão, lũ
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; các đơn vị trực thuộc Bộ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; thương nhân, hiệp hội ngành hàng sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa về cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giao Vụ Thị trường trong nước tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Tổ công tác tiền phương được thành lập theo Quyết định số 2421/QĐ-BCT ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về cung ứng, điều tiết hàng hoá thiết yếu tại địa phương chịu ảnh hưởng sau bão số 3 để trực tiếp nắm bắt tình hình thị trường và nhu cầu hàng hóa thiết yếu.
Cùng đó, điều tiết hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố đang bị ảnh hưởng của mưa, lũ với các tỉnh, thành phố khác (ưu tiên việc điều tiết hàng hóa cung ứng từ miền Trung và miền Nam) khi có đề nghị của địa phương nhằm bảo đảm duy trì cung ứng hàng hóa thiết yếu, chú trọng hàng hóa cho nhu cầu học tập của học sinh, chữa bệnh của bệnh nhân, cho nhóm người yếu thế trong xã hội tại địa phương chịu tác động nặng nề của mưa, lũ.
Đồng thời, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong cung ứng hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh; tham mưu, đề xuất hướng xử lý trong tình huống khẩn cấp, báo cáo kịp thời Lãnh đạo Bộ trong trường hợp vượt thẩm quyền.
Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 8 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng; chỉ đạo toàn bộ lực lượng quản lý thị trường tăng cường giám sát, quản lý theo địa bàn, triển khai biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch và thực hiện phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng ảnh hưởng của cơn bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá hoặc hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật...
Cục Công nghiệp theo dõi tình hình sản xuất mặt hàng công nghiệp; trong đó, chú trọng đến các mặt hàng thực phẩm công nghiệp, mặt hàng sắt thép, chỉ đạo doanh nghiệp sản xuất đảm bảo nguồn cung nhằm ổn định giá cả và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ phục vụ quá trình sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại nhà cửa, cơ sở hạ tầng tại nhiều địa phương sau bão số 3.
Cục Xuất nhập khẩu phối hợp cùng Vụ Thị trường trong nước rà soát nguồn cung nông sản, đảm bảo việc cân đối hài hòa giữa đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh, ưu tiên thúc đẩy, hỗ trợ các loại nông sản từ địa phương miền Bắc sắp đến kỳ thu hoạch.
Tại công điện này, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các Tổng công ty điện lực và Công ty điện lực các tỉnh ưu tiên bảo đảm nguồn điện cho các trạm bơm phục vụ tiêu úng, chống ngập để sớm khôi phục lại vùng trồng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3, cung cấp nước sạch cho tiêu dùng, nước ngọt cho sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, chỉ đạo đơn vị trong ngành điện tại địa phương ít bị ảnh hưởng bởi bão để huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để sớm hỗ trợ khắc phục sự 3 cố hệ thống điện do bão gây ra nhằm đảm bảo khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.
"Các thương nhân đầu mối sản xuất, kinh doanh xăng dầu chủ động nguồn hàng, cung cấp đủ xăng dầu cho hệ thống, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống phân phối xăng dầu của mình (từ đầu mối, thương nhân phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ), duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên, bán đúng giá niêm yết; thực hiện nghiêm việc dự trữ xăng dầu theo quy định, bảo đảm cung cấp đủ xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống", Công điện nêu rõ.
Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thiết yếu, tăng cường năng lực sản xuất để đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng cho địa phương; ưu tiên nguồn cung mặt hàng có nhu cầu cao như lương thực, thực phẩm và mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu như vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, hàng tiêu dùng,... cho nhu cầu tại các vùng bị thiệt hại do bão, mưa, lũ.
Doanh nghiệp phân phối, rà soát, tăng cường điều phối nguồn cung, tập trung nguồn lực để vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Trung, miền Nam để cung ứng mặt hàng thiết yếu trong hệ thống phân phối tại các tỉnh phía Bắc, ưu tiên cung ứng cho khu vực chịu ảnh hưởng của bão, mưa lũ, ngập lụt, chia cắt cục bộ bằng biện pháp và phương tiện phù hợp, đảm bảo an toàn. Không được đầu cơ, tích trữ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào;
Công điện yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phía Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ, ngập cần theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, chỉ đạo, phối hợp với đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa triển khai biện pháp sử dụng ngay hàng hóa dự trữ và nguồn huy động xã hội hóa để hỗ trợ, bảo đảm cung ứng đủ mặt hàng thiết yếu, mặt hàng phục vụ công tác khắc phục sau bão cho vùng bị ảnh hưởng của bão, lũ. Cùng đó, vận động, giám sát, yêu cầu đơn vị kinh doanh mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng vật liệu xây dựng, vật tư sửa chữa, mặt hàng sách giáo khoa, thuốc chữa bệnh, máy phát điện, dụng cụ tích điện, tích nước… thực hiện cam kết bình ổn giá hàng hóa...
Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh thương mại, đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn để có phương án cung cấp hàng hóa lưu động trong khu vực, tăng cường kết nối, tìm kiếm thêm các nguồn hàng từ các địa phương khác để hoạt động cung ứng không bị gián đoạn.
Tại các địa phương miền núi bị sạt lở còn nhiều khu vực bị chia cắt, giao thông gặp khó khăn, đề xuất nhu cầu điều phối nguồn hàng thiết yếu qua các kênh phân phối để kịp thời cung cấp cho người dân; chủ động phối hợp với các lực lượng công an, quân đội, giao thông vận tải, y tế, giáo dục và thương nhân kinh doanh tăng cường vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xăng dầu, thuốc chữa bệnh, sách giáo khoa, đồ dùng học tập đến các vùng hiện đang bị chia cắt, cô lập, khó khăn, thiếu thốn. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổ chức kết nối cung cầu hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm để hỗ trợ người dân tiêu thụ mặt hàng lương thực, thực phẩm đến kỳ thu hoạch, xuất chuồng nhưng gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3.
Cùng đó, chủ động rà soát, phối hợp cùng cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về nhu cầu hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu dành cho người dân gặp hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 3 và hoàn lưu do bão gây ra như bị mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ; tham mưu UBND tỉnh có phương án trợ giúp xã hội khẩn cấp theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc
16:22' - 14/09/2024
Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.
-
Thị trường
Mỹ ra quyết định cuối cùng về việc tăng thuế đối với hàng hóa của Trung Quốc
08:20' - 14/09/2024
Chính phủ Mỹ đã ra quyết định cuối cùng về tăng thuế đối với các hàng hóa trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc, với mức thuế 100% đối với xe điện (EV) và 25% đối với pin EV sẽ có hiệu lực sau hai tuần.
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Không để khan hiếm, đầu cơ tăng giá hàng hóa sau bão số 3
16:29' - 13/09/2024
Bộ Tài chính nhấn mạnh, việc quản lý, điều hành giá cần tiếp tục tăng cường để góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines tiếp nhận vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ ra Bắc
15:16' - 13/09/2024
Vietravel Airlines cũng thông báo, hỗ trợ thay đổi, hoàn vé miễn phí cho khách hàng có hộ khẩu tại một số tỉnh phía Bắc.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Lào Cai và mục tiêu tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 43%
20:48'
Giai đoạn 2026 - 2030, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phấn đấu tuyển sinh và đào tạo cho khoảng 60.000 lao động, trong đó đào tạo cho 51.000 lao động nông thôn; đào tạo 27.000 lao động tay nghề cao.
-
DN cần biết
Cửa khẩu thông minh: Điểm nhấn cho hiệu suất thông quan
12:35' - 06/10/2024
Với mô hình cửa khẩu thông minh, cơ quan quản lý có thể giám sát được hàng hóa chặt chẽ hơn nhờ sự phối hợp giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc trong việc trao đổi dữ liệu giữa hai bên.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt Nam và Tunisia chưa quan tâm đúng mức đến thị trường của nhau
10:17' - 06/10/2024
Hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Tunisia vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng do doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến thị trường của nhau.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với thép CORE nhập khẩu từ Việt Nam
11:03' - 05/10/2024
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép chống ăn mòn (thép CORE) nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Minh bạch cung ứng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày
08:51' - 05/10/2024
Các chuyên gia cho rằng ngành dệt may và da giày cần phải thúc đẩy thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
-
DN cần biết
Nhiều hãng hàng không hủy chuyến bay đến Trung Đông do căng thẳng leo thang
07:59' - 05/10/2024
Nhiều chuyến bay thương mại đến và đi từ các sân bay ở Trung Đông vẫn bị hủy trong ngày 4/10, giữa lúc các cuộc không kích những mục tiêu ở Liban tiếp tục diễn ra.
-
DN cần biết
Canada gia hạn rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu với ống dẫn dầu
09:18' - 04/10/2024
CBSA gia hạn thời gian rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với ống dẫn dầu (OCTG) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ một số nước; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Kết nối cung cầu công nghệ doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản
21:22' - 02/10/2024
Chiều 2/10, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng phối hợp với các cơ quan liên quan của Nhật Bản tổ chức phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản.
-
DN cần biết
Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
20:58' - 02/10/2024
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.